Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

4 yếu tố ảnh hưởng và 7 chiến thuật xây dựng thương hiệu cao cấp (Phần 3)

Trước những ảnh hưởng từ các yếu tố công nghệ, nhãn hàng cao cấp cần xây dựng những chiến thuật độc đáo và vững chắc để có thể xây dựng được thương hiệu.

Những yếu tố ảnh hưởng và 3 chiến thuật mà ta đã tìm hiểu ở phần 1phần 2 vẫn chưa đủ để thương hiệu xâu dựng tên tuổi của mình. Hãy còn tìm hiểu 4 chiến thuật cuối cùng cho chiến  dịch xây dựng thương hiệu của các nhãn hàng cao cấp giữ thời đại tiếp thị công nghệ số nhé.

4. Tương tác với khách hàng, đừng chỉ nói chuyện một chiều

Để kể câu chuyện thương hiệu và xây dựng sự khát khao, một thương hiệu cao cấp cần tương tác thường xuyên với khách hàng. Nhưng cần lưu ý rằng, để làm được điều đó, thương hiệu phải tạo nội dung mà khách hàng muốn xem, thông qua các kênh truyền thông họ ưa thích.

4 yếu tố ảnh hưởng và 7 chiến thuật xây dựng thương hiệu cao cấp (Phần 3)

Ảnh: Webstudio.Vn

Ngày càng nhiều thương hiệu cao cấp đem trải nghiệm đến khách hàng dưới hình thức video. Chẳng hạn như video live-streaming những buổi trình diễn thời trang hoặc cảnh hậu trường, giúp khách hàng không cảm thấy xa cách với thế giới thời trang hàng hiệu “xa xỉ”. Nghiên cứu cho thấy rằng khách hàng trẻ tuổi ngày càng quan tâm về các video hậu trường. Họ cảm thấy rằng những video này không giống quảng cáo truyền thống, ngoài ra còn khiến họ gắn kết hơn với thương hiệu họ quan tâm.

Bên cạnh đó, một số thương hiệu cao cấp đã và đang cho ra đời nhiều bộ sưu tập giới hạn (limited edition), hoặc hợp tác với các nhà thiết kế. Prada đã thực hiện chiến lược kinh doanh chớp nhoáng bằng hình thức flash sales (một sự kiện giảm giá chỉ mở bán trong một khoảng thời gian nhất định) hoặc các phiên bản thiết kế đặc biệt với số lượng giới hạn để kết nối với khách hàng, bắt kịp với xu hướng và đồng thời duy trì tính độc quyền của thương hiệu.

5. Trách nhiệm xã hội (Give-back)

Phần đông khách hàng cảm thấy các thương hiệu cao cấp nên thể hiện trách nhiệm với xã hội, do đó nhiều thương hiệu cao cấp đang đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động từ thiện hoặc giáo dục. Các hoạt động từ thiện nổi lên như nhân tố cần thiết trong việc xây dựng hình ảnh và nổi bật giá trị thương hiệu cao cấp.

4 yếu tố ảnh hưởng và 7 chiến thuật xây dựng thương hiệu cao cấp (Phần 3)

Ảnh: doanhnhansaigon.vn

Chẳng hạn, Tod’s – thương hiệu thời trang da cao cấp của Ý đã quyên góp 33 triệu đôla để khôi phục Đấu trường La Mã ở Rome. Tod’s được quyền sử dụng hình ảnh của Đấu trường Colosseum cho đến hai năm sau khi hoàn thành công việc. Nhằm đẩy lùi nghi ngờ của dư luận, người sáng lập công ty, ông Diego Della Valle, đã tuyên bố rằng sự tài trợ này hoàn toàn phục vụ cho mục đích từ thiện.

Những hoạt động từ thiện này không những giúp lan rộng nhận thức về xã hội và thương hiệu mà còn làm cho khách hàng cảm thấy đã đóng góp vào giá trị thặng dư cho cộng đồng khi mua một sản phẩm của thương hiệu. Qua đó, tăng mức độ thiện cảm với công chúng và tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng.

6. Sáng tạo trải nghiệm độc đáo

Một số thương hiệu cao cấp tập trung cung cấp trải nghiệm mang chất riêng của thương hiệu cả trong và ngoài cửa hàng. Họ ngày càng sáng tạo hơn trong việc phục vụ các “thượng đế” của mình.

Chẳng hạn một ly sâm panh cũng đủ để làm khách hàng cảm thấy có giá trị và thoải mái khi mua sắm. Một số thương hiệu còn đi xa hơn trong việc tạo ra một trải nghiệm độc đáo, như sử dụng dịch vụ giao hàng tức thì hoặc bằng xe limousine để đảm bảo với khách hàng rằng mua sắm tại cửa hàng cũng thuận tiện như mua sắm trực tuyến.

Ngoài ra, các thương hiệu còn tập trung đầu tư vào trải nghiệm công nghệ với đầy đủ các thiết bị hiện đại để tương tác với khách hàng tại cửa hàng. Ví dụ điển hình như Gucci, hãng này trang bị tại các cửa hàng ở Milan với các màn hình có kích thước đủ lớn để khiến khách hàng như được ngồi “ghế nóng” xem tận mắt các bộ sưu tập của hãng, trong khi vẫn cung cấp các trải nghiệm mua sắm cao cấp khác.

7. Chú trọng vào nhân viên

4 yếu tố ảnh hưởng và 7 chiến thuật xây dựng thương hiệu cao cấp (Phần 3)

Ảnh: Zing.vn

Những người đứng sau một thương hiệu, từ người chịu trách nhiệm trực tiếp cho thiết kế, đến bộ phận sản xuất, tiếp thị và nhân viên bán hàng, đều là nhân tố quan trọng tạo nên một thương hiệu cao cấp.

Những cá nhân này cần thực sự tin tưởng vào thương hiệu mà họ làm, sống cùng thương hiệu đó mỗi ngày ngay cả ngoài giờ làm việc, qua đó, truyền tình yêu mà họ dành cho thương hiệu đến với khách hàng.

Vì vậy, giữ nhân viên luôn hạnh phúc và cảm thấy có động lực, cho họ thấy rằng họ là một phần của một gia đình tạo nên thương hiệu mà họ đang cống hiến, chính là cách tốt nhất để giữ thương hiệu sống mãi cùng thời gian.

Theo Brands Việt Nam