Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

4 yếu tố ảnh hưởng và 7 chiến thuật xây dựng thương hiệu cao cấp (Phần 2)

Trước những ảnh hưởng từ các yếu tố công nghệ, nhãn hàng cao cấp cần xây dựng những chiến thuật độc đáo và vững chắc để có thể xây dựng được thương hiệu.

Phần 1 chúng ta đã đề cập đến 4 yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu của những thương hiệu cao cập trong thời đại công nghệ số. Vậy là cách nào để doanh nghiệp có thể vượt qua những ảnh hưởng đó. Câu trả lời nằm trong chính những chiến thuật xây dựng thương hiệu mà nhãn hàng tiến hành hằng ngày. Dưới đây là 3 trong 7 chiến thuật có thể giúp thương hiệu cao cấp thoát khỏi những tác động xấu của công nghệ số hóa ngày nay.

Mỗi năm, Kantar Vermeet cộng tác cùng công ty nghiên cứu thị trường Kantar Millward Brown và tập đoàn quảng cáo WPP để xuất bản bảng xếp hạng “BrandZ Global Top 100 brands”, trong đó có một bảng xếp hạng dành cho “Top 100 Luxury Brands”. 7 chiến thuật hiệu quả được đúc kết dựa trên báo cáo đó.

1. Di sản thương hiệu (Heritage)

4 yếu tố ảnh hưởng và 7 chiến thuật xây dựng thương hiệu cao cấp (Phần 2)

Ảnh: www.heritage.com.au

Ngày nay, “Heritage” (tạm dịch: Di sản) là yếu tố quan trọng để xây dựng thương hiệu cao cấp. Những thương hiệu đã có chỗ đứng trong thị trường cần quảng bá di sản của mình, còn những thương hiệu mới cần tìm ra một định nghĩa cụ thể của di sản, hay một câu chuyện thương hiệu thực chất.

Bằng cách truyền đạt câu chuyện ẩn sau mỗi thương hiệu, khách hàng sẽ cảm thấy gắn bó hơn với những thứ họ sở hữu. Hơn thế nữa, truyền thông về câu chuyện di sản thương hiệu còn giúp xây dựng lòng tin cho những khách hàng mới.

Không chỉ vì họ là nhóm khách hàng có ý thức, mà còn vì họ đôi lúc không tự tin vào sự lựa chọn mua sắm của bản thân do thiếu kinh nghiệm sống. Vì thế, quảng bá di sản thương hiệu đặc biệt phù hợp với nhóm đối tượng này nhằm giúp họ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi thực hiện quyết định mua sắm.

2. Khẳng định sự phù hợp (Relevance)

Sự phù hợp này cần phải có sự gắn kết với di sản thương hiệu mà chúng tôi nói bên trên. Chẳng hạn, thương hiệu Chanel có thể kết nối triết lý của Coco Chanel với định vị mới của họ là “thời trang sexy và táo bạo”. Một số thương hiệu khác thì cần phải xây dựng thêm các thuộc tính mới cho các ngành hàng mới, ví dụ: Hermès không hề giấu đi các biểu tượng cổ điển khi mở rộng thương hiệu qua các sản phẩm khác như khăn quàng cổ, đồ sứ và sản phẩm công nghệ đeo trên người.

4 yếu tố ảnh hưởng và 7 chiến thuật xây dựng thương hiệu cao cấp (Phần 2)

Ảnh: DMODA.uy

Đối với nhiều thương hiệu, sự phù hợp thể hiện qua sự kết hợp khéo léo giữa cũ và mới trong cách truyền thông đến đối tượng mục tiêu. Quảng cáo trên tạp chí và báo là cách tuyệt vời để tiếp cận nhóm khách hàng cổ điển và tinh tế, trong khi nhóm khách hàng trẻ thích được tiếp cận qua truyền thông xã hội, digital, trực tiếp và cá nhân hoá.

3. Tạo ra một Biểu tượng của thương hiệu (Iconic)

Sau khi kết hợp thành công di sản, ý nghĩa và giá trị thương hiệu thành một câu chuyện độc đáo và đáng tin cậy, một thương hiệu thành công sẽ cô đọng và chuyển hoá câu chuyện ấy thành một tập hợp các biểu tượng và nhận diện thương hiệu.

4 yếu tố ảnh hưởng và 7 chiến thuật xây dựng thương hiệu cao cấp (Phần 2)

Ảnh: Business Insider

Trong quá khứ, logo được sử dụng như biểu tượng của thương hiệu. Tuy nhiên, khách hàng cao cấp ngày nay có phản ứng không tích cực với xu hướng này. Các biểu tượng ngày nay được đa dạng thành các hoạ tiết, đồ trang trí hay thậm chí một thực thể, tất cả đều thể hiện tinh tế các lợi ích của một biểu tượng tốt.

Ví dụ, Cartier Love Bracelet thể hiện quan điểm của thương hiệu về tình yêu và khẳng định giá trị của người đeo chúng. Hoạ tiết Love của hãng có được mức độ nhận biết đủ rộng để mở rộng lên các sản phẩm khác ngoài vòng tay nói riêng và giúp nâng cao giá trị thương hiệu Cartier.

Còn tiếp

Theo Brands Việt Nam

Bài viết khác