Bí quyết tạo ra bộ não sáng tạo cho nhà thiết kế (P.2)
Sáng tạo là điều rất quan trọng đối với những người hoạt động trong lĩnh vực thiết kế. Bạn sẽ khó khác biệt nếu không sáng tạo. Nhưng làm sao để sáng tạo?
Ở phần trước, chúng ta đã biết rằng, sáng tạo không chỉ là bẩm sinh mà một người vốn không sáng tạo cũng có khả năng tạo ra những đột phá nếu biết cách trui rèn bản thân mỗi ngày.
Sau đây là những bí quyết còn lại để nhà thiết kế sáng tạo hơn mỗi ngày.
Không ngại thất bại
Không chỉ những nhà thiết kế mà đến những doanh nhân thành đạt nhất cũng phải thừa nhận rằng kiên trì, không ngại thất bại chính là niềm động lực lớn lao đưa họ đến thành công. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một nhà thiết phải hủy bỏ 99 bản thiết kế và chỉ thấy hài lòng nhất với bản thiết kế thứ 100.
Đặc biệt trong lĩnh vục công nghiệp thiết kế, khi mà sản phẩm bạn làm ra không những thể hiện các tính của bạn, mà còn phải đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và thể hiện cá tính thương hiệu. Nhà thiết kế sẽ phải đối mặt với những lời đề nghị chỉnh sửa từ khách hàng. Chính vì thế, một người ngần ngại thất bại và trở nên nhục chí khi thất bại sẽ khó lòng cho ra đời những sản phẩm thiết kế đầy sáng tạo.
Hãy kiên trì
Kiên trì là cách hữu hiệu nhất để ra đời những ý tưởng sáng tạo. Việc kiên trì với bản thiết kế sẽ khiến nhà thiết kế nảy ra những ý tưởng mới mẻ hơn. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng khi não bộ lặp đi lặp lại một đối tượng/ hoạt động nào đó, thì theo số lần xuất hiện, hoạt động sẽ tốt hơn. Các liên kết thần kinh của rãnh vật lý sẽ càng ăn sâu vào hơn.
Nỗ lực chính là đáp án
Trên thực tế không trong bất cứ ngành nào cần sáng tạo, từ thiết kế cho đến sáng tạo nội dung, nỗ lực là thứ đưa nhà sáng tạo đến ranh giới của thành công. Minh chứng điển hình nhất là David Ogilvy – người sáng lập công ty quảng cáo lớn nhất của Madison Avenue.
Ogilvy từng bỏ thời gian làm việc đặc biệt nhiều hơn bình thường và khi nghĩ ra các tiêu đề, ông vẫn cứ khám phá thêm nhiều tiêu đề và tất cả bản biến tấu nữa trước khi cố định với một tiêu đề duy nhất. Chính sự hết lòng cho công việc đã đóng góp không nhỏ vào thành công trong sự nghiệp của ông.
Nguyên tắc này không chỉ đúng trong kinh doanh, công việc mà còn đúng cả trong ngành thiết kế đồ họa nói chung và thiết kế thương hiệu nói riêng. Có một điều chắc chắn rằng không nhà thiết kế nào thành công chỉ nhờ vào khả năng sáng tạo bẩm sinh của mình. Mà thay vào đó, nhà thiết kế cần phải nỗ lực không ngừng, thậm chí là nỗ lực gấp đôi người khác trong quá trình sáng tạo.
Hãy có kỷ luật
Để thiết kế vận dụng tốt nguyên tắc kiên trì và nỗ lực để nhà thiết kế hình thành thói quen luyện tập cho các bản thiết kế mỗi ngày, bạn cần phải có tính kỷ luật và tuân thủ thật tốt nguên tắc kỷ luật này.
Bởi chỉ khi có kỷ luật bạn mới bắt bản thân mình kiên trì mỗi ngày và thực hiện đúng những gì đã đề ra. Những thói quen này sẽ trở thành khả năng sáng tạo của bạn sau một thời gian dài luyện tập. Lý do là vì các liên hợp thần kinh trong não bộ uốn cong vật lý một rãnh tiêng cho kỹ năng sáng tạo trong vô thức từ các thói quen.