Bạn đã biết cách "nghiệm thu" một thiết kế thương hiệu chưa?
Nếu đang định hoặc đang thực hiện một dự án thiết kế thương hiệu thì những tiêu chí nghiệm thu dự án là điều bạn nhất định phải biết. Vậy bạn đã biết chưa?
Đánh giá chất lượng một bản thiết kế thương hiệu thường dựa trên nhiều yếu tố, chủ quan có, khách quan có. Nhưng chung quy điều mà bản thiết kế đó hướng đến vẫn là hiệu quả truyền tải thông điệp thương hiệu hoặc một kết quả cụ thể nào đó gắn với doanh nghiệp. Không quan trọng việc công ty bạn tự thực hiện thiết kế hay thuê công ty thiết kế thương hiệu thực hiện dự án. Để “nghiệm thu” một dự án thiết kế đồ họa liên quan đến thương hiệu, hãy xem xét những câu hỏi dưới đây nhé.
Thiết kế có đáp ứng được mục đích ban đầu không?
Hãy bắt đầu với mục đích bạn triển khai dự án thiết kế thương hiệu nhé. Nếu là một thiết kế logo thì bản thiết kế có thể là hình ảnh đại diện và kết nối với tên thương hiệu chưa?
Thông điệp có dễ hiểu không?
Dù đẹp hay không đi nữa thì một bản thiết kế thương hiệu cần đảm bảo truyền tải một thông điệp cụ thể nào đó. Vấn đề ở đây là thông điệp đằng sau bản thiết kế đó có dễ hiểu đủ để khách hàng nhận diện qua ánh nhìn hay không? Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy quên sạch về công ty mình đi, nhìn bản thiết kế theo cách khách quan nhất từ trên xuống và từ trái sang phải như bình thường bạn vẫn đọc. Và giờ thì xem nhé, văn bản có dễ đọc không, có bị rối bởi quá nhiều phông chữ không, có quá nhiều chữ không,…
Thiết kế có đạt các tiêu chí thẩm mỹ cơ bản chưa?
Chúng ta sẽ không bàn về việc bản thiết kế có đẹp không nhé, vì mỗi người mỗi ý. Ở đây chúng ta đánh giá tính thẩm mỹ của bản thiết kế thương hiệu bằng những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế đồ họa. Bố cục, kết cấu và bảng màu có tuân theo những nguyên tắc thiết kế cơ bản chưa? Đó có thể là sự đối xứng, độ tương phản, khoảng trắng,… Và cuối cùng bản thiết kế đã điểm nhấn chưa hay tất cả đều đứng ngang hàng với nhau trong mắt bạn?
>> Xem thêm: Tại sao phải thiết kế thương hiệu?
Phong cách có phù hợp với khách hàng chưa?
Dĩ nhiên khách hàng của không khó giải thích được tại sao thiết kế lại cộng hưởng với họ, nhưng họ vẫn luôn kì vọng cụ thể thiết kế sẽ trông như thế nào. Trẻ em thì thích những màu tươi sáng, vì vậy bản thiết kế đầy màu sắc sẽ thu hút trẻ hơn. Hay một bảng màu cầu vồng sẽ không phù hợp với một thương hiệu tài chính vì hầu hết khách hàng của công ty đều đang tìm kiếm một nhà tư vấn đáng tin cậy, gam màu ôn hòa sẽ mang đến cảm giác tin tưởng, an tâm.
Thiết kế có độc quyền chưa?
Thực tế thì mọi sáng tạo đều có tính quyền nhất định. Ý nghĩa của từ độc quyền phụ thuộc vào loại hình thiết kế bạn đang nghiệm thu. Nếu đó là một bản thiết kế logo thì tốt hơn hết là nó nên độc nhất, không giống hay có dấu hiệu giống bất cứ một logo nào khác. Nói thì dễ nhưng thật khó khăn để tạo ra một thiết kế logo đơn giản, nổi bật và không đụng hàng. Đó là lý do bạn cần nghiên cứu kĩ các thiết kế khác trên thị trường, đặc biệt là những nhãn hiệu cùng ngành hàng và tránh các thiết kế mang tính chung chung.
>> Xem thêm: Những điều cần biết khi thiết kế thương hiệu
Tính độc quyền cũng bao hàm sáng tạo của riêng bạn. Với những loại hình khác của thiết kế như banner hay brochure có hình ảnh kèm theo thì sẽ rất khó để mọi thứ đều là độc nhất. Không phải lúc nào bạn cũng có thể thuê chụp ảnh cho riêng mình. Đôi khi bạn sẽ phải chấp nhận nguồn hình ảnh có sẵn. Lúc này giải pháp tốt nhất là đảm bảo rằng mọi thứ xuất hiện trong bản thiết kế đều có bản quyền hoặc chí ít là đảm bảo chúng không bị giới hạn bản quyền. Việc còn lại là kiểm tra bản thiết kế có đủ nổi bật, đủ khác biệt chưa.
Trong thực tế, có rất nhiều phương pháp đo lường hiệu quả một bản thiết kế thương hiệu. Tuy nhiên sẽ khá mất thời gian, trước mắt để nghiệm thu được thì bạn nên tận dụng tối đa sự hiểu biết của nhà thiết kế bạn đang cộng tác dùng nhé. Một nhà thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp sẽ giải thích được về những quyết định trên bản thiết kế của họ.
>> Xem thêm: Khám phá những mẫu thiết kế thương hiệu ấn tượng do Lebrand thực hiện
Ảnh: Những dự án do Lebrand thực hiện