Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Những điều có thể bạn chưa biết về định dạng thiết kế logo

Dù bạn là ai, miễn là bạn có làm việc với các logo thì việc biết về các định dạng thiết kế logo gần như là thiết yếu bạn nhé.

Hiểu về các tập tin khi thiết kế logo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tính năng của các định tệp khác nhau.

Bạn còn nhớ những điều đã được tiết lộ về tập tin thiết kế logo trong bài viết “Bạn biết gì về định dạng thiết kế Logo?” trước đó không? Và bây giờ chúng ta sẽ bật mí tiếp những điều cơ bản nhưng rất quan trọng bạn nên ghi nhớ về các loại tệp khác nhau trong thiết kế logo bạn nhé.

Tệp Vector lý tưởng cho độ phân giải không giới hạn

Bạn có thể thấy rằng các tệp vecto dựa trên các đường cong, đường thẳng, điểm và các hình dạng hình học đơn giản khác. Bởi thế mà khi bạn cần sử dụng thiết kế trên nhiều độ phân giải khác nhau thì logo định dạng Vector là lý tưởng nhất. Tệp Logo Vecto không giới hạn độ phân giải màn hình, bạn có thể thu nhỏ hay phóng to thoải mái mà không làm mất độ sắc nét và chất lượng hình ảnh.

Các tệp raster được dựa trên pixel và sẽ ảnh hưởng chất lượng ở các độ phân giải khác nhau

Nếu bạn muốn sử dụng định dạng raster cho tệp logo của mình thì hãy nhớ rằng loại tệp này dựa trên pixel. Tức là hình ảnh sẽ được xây dựng bằng mỗi ô vuông riêng lẻ. Các ô này có một màu và các pixel siêu nhỏ nằm sát nhau, nên hình ảnh sẽ mịn màng khi giữ đúng tỉ lệ ảnh.

Những điều có thể bạn chưa biết về định dạng thiết kế logo

Tuy nhiên, nhược điểm của tệp logo raster là nó có thể bị mất độ phân giải khi tăng tỷ lệ. Và khi bạn muốn nén tệp ở kích thước nhỏ hơn, máy tính của bạn sẽ xóa nhiều pixel hơn dẫn đến hình ảnh có chi tiết nhỏ hơn.

Tệp TIFF dùng để in

Tệp TIFF có kích thước lớn hơn khá nhiều so với JPEG. Tuy nhiên, không giống như JPEG, định dạng TIFF có thể có độ sâu màu từ 8 bits per channel đến 16 bits per channel, và nhiều lớp ảnh có thể được lưu trữ trong cùng 1 file TIFF. Điều này tức là dữ liệu hình ảnh logo ban đầu sẽ vẫn còn nguyên ngay cả khi bạn sao chép, nén và lưu lại nhiều lần. Vì vậy mà định dạng TIFF rất lý tưởng khi bạn muốn lưu ảnh logo cho bản in.

Tệp INDD phù hợp với các tùy chọn liên quan đến bố cục

Tệp INDD thường được sử dụng cho sách điện tử, tạp chí, báo,… Nhờ việc có thể tạo và lưu các tệp này trong Abode Indesign mà có thể tạo ra các thiết kế dựa trên bố cục, nội dung trang, kiểu chữ và đồ họa nhúng.

Vấn đề màu sắc khi sử dụng tập tin

Hầu hết đồ họa máy tính sử dụng hệ màu RGB (đỏ, xanh lục, xanh lam). Trong khi đó, nếu bạn cần bản logo đồ họa in thì hệ màu CMYK (lục lam, đỏ tươi, vàng, đen) mới là lựa chọn đúng đắn.

Những điều có thể bạn chưa biết về định dạng thiết kế logo

Sử dụng tệp tạo định dạng khác

Trong thiết kế logo, bạn có thể sử dụng nhiều định dạng tệp khác nhau. Nhưng bạn không cần phải xuất ra tất cả các định dạng đó. JPG và PNG là hai định dạng phổ biến cho các Logo trên website. Còn EPS, SVG và tệp PDF với khả năng tùy biến cao thường chỉ cần trong trường hợp thương hiệu muốn tinh chỉnh bản logo cho các vật phẩm truyền thông khác nhau.

Đừng quên xem xét các tệp Logo khác nhau để in và trên website

Hiển nhiên là một loại tệp logo sẽ không phù hợp cho cả in ấn và sử dụng website. Lý do đến từ sự khác biệt lớn về màu sắc giữa bản in và trên web khi bạn sử dụng cùng một tệp. Để giữ màu sắc hiển thị tốt, bạn cần luôn ghi nhớ sự khác biệt lớn giữa các tệp có hệ màu CMYK, RGB và PMS hoặc Pantone. Vì thế, hãy chỉ sử dụng các tệp hệ màu CMYK khi bạn muốn lưu logo cho mục đích in ấn. Còn nếu thiết kế logo cho Website và các nền tảng trực tuyến khác thì tệp có hệ màu RGB đã đủ hoàn hảo.

Trên đây là những lưu ý cuối cùng trong số những điều quan trọng bạn nhất định phải biết về định dạng trong thiết kế logo. Nếu thiết kế logo thương hiệu thì hãy luôn tự nhắc nhở mình về những điều này trước khi xuất file, lưu và gửi đi sử dụng bạn nhé.

Bài viết khác