Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Thiết kế thương hiệu - Phục vụ khách hàng của vật chất lẫn tinh thần

Một tác phẩm thiết kế thương hiệu dù ở bất hình thức nào cũng ra đời nhằm vào 2 phục tiêu: để khách hàng đánh giá trên cả 2 góc độ vật chất lẫn tinh thần.

Dù là một thiết kế website, thiết kế biểu tượng thương hiệu, thiết kế POSM, hay một thiết kế in ấn, thì thiết kế ra đời không phải để nhà đánh giá thẩm định, mà là để được khách hàng nhìn nhận, phục vụ khách hàng trên cả 2 góc độ là vật chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, dù thiết kế của bạn sáng tạo đến đâu thì quan trọng nhất vẫn phải dựa trên insight của đối tượng khách hàng chính của thiết kế.

Sáng tạo không lấn át tư duy

Chúng ta vẫn được biết rằng sáng tạo là câu chuyện của cảm hứng và cảm xúc. Nhưng như thế không có nghĩa là nhà thiết kế có thể “vứ bỏ” tư duy khoa học. Robert Mathew đã từng nói: “Ở điểm giao thoa của khoa học và nghệ thuật, các thiết kế hoàn mỹ được sinh ra”. Điều này cực kỳ đúng trong thiết kế hình ảnh thương hiệu.

Thiết kế thương hiệu - Phục vụ khách hàng của vật chất lẫn tinh thần

Ảnh: Wecreate.life

Trong bất kỳ thiết kế nào, tư duy khoa học sẽ là kim chỉ nam giữ bạn đi đúng hướng, tránh rơi vào sáng tạo quá đà. Bởi trong thiết kế thương hiệu, bạn đang thiết kế sản phẩm cho công chúng chứ không phải dành riêng cho bạn, vì vậy mọi sáng tạo phải dựa trên nền tảng khách hàng, việc giữ lại tư duy khoa học sẽ giúp nhà thiết kế giữ được tính khách quan trong thiết kế và lấy khách hàng làm trung tâm.

Nếu bạn chỉ thiết kế dựa trên cảm xúc, khả năng rất lớn là cái toi nghệ thuật trong sáng tạo của bạn sẽ đặt trọn vào bản thiết kế, và rất có thể cái toi đó không phù hợp với những người sẽ xem tác phẩm của bạn. Trong thiết kế thương hiệu, không có những hình ảnh xấu, nó chí không hiệu khi bạn đặt hình ảnh vào mắt người nhìn không đúng cách và không đúng đối tượng.

Thiết kế thương hiệu - Phục vụ khách hàng của vật chất lẫn tinh thần

Ảnh: Wecreate.life

Hãy kiên nhẫn để tìm ra điểm chạm tư duy và cảm xúc

Đâu là điểm chạm của tư duy và cảm xúc? Điều này không hề có một khuôn khổ nào, nó là một khái niệm trừu tượng mà chỉ nhà thiết kế mới có thể hiểu, nhận biết được mà thôi. Điểm chạm này đặc biệt quan trọng trong thiết kế thương hiệu, bởi đó là khi cảm xúc, cá tính của nhà thiết kế giao thoa với lý trí suy nghĩ về khách hàng.

Điểm giao thoa này sẽ được chuyển tải thành hình ảnh tuyệt vời, sẽ trở thành một tác phẩm mà nhà thiết kế có thể hoàn toàn hài lòng, tự hào, còn khách hàng thì sẽ có những tác phẩm ấn tượng được làm ra dành cho họ.

Thiết kế thương hiệu - Phục vụ khách hàng của vật chất lẫn tinh thần

Ảnh: Wecreate.life

Dĩ nhiên, có thể sẽ rất lâu để nhà thiết kế tìm ra điểm chạm này, nhưng hãy kiên trì, giống như việc bạn đang tìm điểm nét nhất khi điều chỉnh độ nét bằng tay của một chiếc máy ảnh. Cần kiên trì, chạm rãi và thật thận trọng đề “rà trúng đài”, sự vội vàng sẽ không có tác dụng trong trường hợp này.

Nhà thiết kế thương hiệu cần cả quá trình để học hỏi, trau dồi, ghi nhớ và trải nghiệm bằng tất cả các giác quan của mình để dần nghiệm ra sự chuyển đổi của các đường nét phác thảo. Sự miệt mài và kiến trì sẽ giúp bạn nhận ra sự thay đổi có chủ đích trong những tác phẩm thiết kế.

Thiết kế thương hiệu - Phục vụ khách hàng của vật chất lẫn tinh thần

Ảnh: Wecreate.life

Tìm ra điểm chạm giống như một hành trình dài, trên hành trình sẽ có các trạm dừng. Nhà thiết kế cần rèn luyện không ngừng và đúng phương pháp để đi đến đích hành trình. Phương pháp thì có vô vàn và tuỳ vào mỗi người, nhưng tựu chung lại, bạn cần đặt suy nghĩ tư duy và lí trí vào từng tác phẩm, một cách nhẫn nại. Tại mỗi trạm dừng, khi nhìn lại bạn sẽ thấy tác phẩm của mình ngày càng “tĩnh táo hơn”, không có quá nặng cái tôi cá nhân và bạn có thể thấy tính cách khách hàng rõ hơn trong từng tác phẩm.

Khi hành trình này kết thúc, chính là lúc một nhà thiết kế tuyệt vời đã ra đời.

 

Address

195 Phan Văn Hân, Phường 17
Quận Bình Thạnh, TP HCM