Xúc giác trong thiết kế nhận diện thương hiệu
Bạn có biết trong thiết kế nhận diện thương hiệu, xúc giác cũng quan trọng không? Bài viết này sẽ bật mí về xúc giác trong thiết kế nhận diện thương hiệu.
Sensory Branding
Trước khi nói về xúc giác trong thiết kế nhận diện thương hiệu, chúng cần hiểu về Sensory Branding đã nhé. Sensory Branding là phương pháp thiết kế sản phẩm, xây dựng và truyền thông hình ảnh thương hiệu tập trung vào các hoạt động của giác quan người tiêu dùng. Đặc tính, cơ cấu hoạt động của các giác quan con người tác động đến khả năng ghi nhớ của bộ não, đây là nền tảng của những giải pháp thiết kế sản phẩm, hình ảnh thương hiệu hay sáng tạo các thông điệp truyền thông thương hiệu hiệu quả.
Sensory Branding đề cập đến 5 giác quan chính của người tiêu dùng: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Mỗi giác quan này đều tác động đến quá trình nhận thức của người tiêu dùng. Nếu tác động tốt đến các giác quan này, khả năng bản thiết kế thương hiệu tác động đến người tiêu dùng sẽ cao hơn.
>> Xem thêm: Vì sao thiết kế nhận diện thương hiệu cần sự độc đáo
Chúng ta thường nói nhiều đến thị giác trong thiết kế nhận diện thương hiệu. Nhưng ngoài thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và thính giác cũng quan trọng không kém. Và trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến xúc giác nhé.
Xúc giác trong thiết kế nhận diện thương hiệu
Đây là quá trình xây dựng thương hiệu dựa trên sự tác động đến xúc giác của con người. Cảm nhận của da thông qua việc tiếp xúc với chất liệu sản phẩm, chất liệu thiết kế bao bì sản phẩm, chất liệu của các ấn phẩm, sản phẩm tiếp thị truyền thông của thương hiệu,… sẽ tác động nhất định đến khả năng nhận thức và ghi nhớ của người tiêu dùng về thương hiệu, sản phẩm của thương hiệu.
Sự nhạy cảm của xúc giác
So với nhìn, nghe, ngửi hay nếm thì cảm giác xúc giác mang đến cho người tiêu dùng nhạy cảm và phản ứng cơ thể cao vì tính phòng vệ của xúc giác. Hay nói theo cách khoa học thì sự khác biệt cơ bản của xúc giác so với các giác quan khác là nhận thức xúc giác mang tính sinh lý cao hơn nhận thức tâm lý. Bởi xúc giác là cảm giác cơ bản đầu tiên xuất hiện trong chuỗi phát triển của con người.
Xúc giác gắn liền với tính phòng vệ, bản năng sinh tồn, duy trì sự sống,… Vì thế khi sờ hay chạm vào sản phẩm thương hiệu hay sản phẩm tiếp thị thương hiệu, người tiêu dùng đều sẽ “bắt sóng” được cảm xúc nhanh chóng.
Ứng dụng xúc giác trong thiết kế nhận diện thương hiệu
Bạn biết đấy, hầu hết sản phẩm, dịch vụ và sản phẩm tiếp thị của thương hiệu đều đến tay khách hàng thông qua xúc giác. Và dựa vào quá trình cảm nhận của xúc giác, khách hàng sẽ có những nhận định cảm tính đầu tiên về thương hiệu. Khi bạn nhận một tấm namecard của đối tác thì ngoài yếu tố nhìn thông tin, design của thiết kế namecard, chất liệu in có làm bạn chú ý không?
Một công ty đầu tư chất liệu tốt, cao cấp cho namecard có đem đến độ tin tưởng nhất định cho bạn về công ty đó hay không? Hay khi sử dụng dịch của một hãng hàng không, chất liệu ghế ngồi, không gian, nhiệt độ,… có giúp bạn đưa ra nhận định về chất lượng dịch vụ của hãng không?
Thực tế, sự tác động của xúc giác đến nhận thức người tiêu dùng về thương hiệu ít khi được doanh nghiệp Việt chú trọng. Nhưng rõ ràng nó tác động rất trực tiếp đến người tiêu dùng. Bạn đừng cho rằng sự tác động này là không đáng kể. Qua những ví dụ ở trên, rõ ràng ngay chính bản thân bạn cũng rất chú ý đến trải nghiệm xúc giác khi tiếp xúc với một thương hiệu đúng không nào? Và khách hàng của bạn cũng như vậy.
Tạo ra trải nghiệm xúc giác tốt cho người tiêu dùng như thế nào?
Đầu tiên bạn phải hiểu với sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn, người tiêu dùng sẽ có những điểm chạm xúc giác ở đâu trước đã. Dĩ nhiên mỗi công ty, mỗi sản phẩm ngành hàng sẽ có câu trả lời riêng. Nhưng nhìn chung, chất liệu là yếu tố cơ bản nhất. Sau đó là tìm hiểu xem đâu là trải nghiệm xúc giác mang đến cảm xúc tích cực và tiêu cực cho người tiêu dùng. Từ đó hãy đầu tư chất liệu tốt và phù hợp với khách hàng của bạn để mang đến cảm xúc tích cực cho họ khi tiếp xúc với bạn tại điểm tiếp xúc.
Điểm tiếp xúc đó có thể là:
- Chất liệu bao bì sản phẩm: bao bì chứa sản phẩm, bao bì quảng cáo thương hiệu, bao bì vận chuyển, bao bì bán hàng.
- Chất liệu thiết kế POSM: thiết kế trưng bày sản phẩm (kệ trưng bày, hộp trưng bày…), thiết kế thương hiệu tại điểm bán (poster, standee…), thiết kế hỗ trợ thông tin bán hàng (brochure, tờ rơi…), thiết kế hỗ trợ kế toán bán hàng (hóa đơn, biên nhận…)
- Chất liệu bộ thiết kế truyền thông chiêu thị quảng cáo qua sự kiện.
- ….
Ví dụ ứng xúc giác vào tiếp thị thương hiệu
Hãng hàng không Singapore Airlines là một trong những thương hiệu đã ứng dụng rất tốt Sensory Branding, trong đó có xúc giác. Thương hiệu này đã tạo nên sự mềm mại của ghế ngồi để mang đến cảm giác thoải mái cho khách hàng. Họ cũng chú ý tạo không gian thoáng mát, nhiệt độ máy bay ổn định để tạo cảm giác dễ chịu cho hành khách. Trong các bữa ăn, thức uống,… hãng đều cung cấp hai lựa chọn nóng lạnh để khách hàng có lựa chọn phù ưng ý nhất. Đồng thời, hãng luôn sử dụng máy bay loại tốt để hạn chế cảm giác sốc khi bay cho hành khách của mình.
Trong khi đó, công ty in ấn Ellington lại lấy ý tưởng từ các trải nghiệm vật lý, khả năng thấu hiểu, cảm nhận vật thể và trải nghiệm thế giới trực quan bằng chính ngón tay để làm cảm hứng cho thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu sáng tạo.
Lời kết
Ngày nay, truyền thông thương hiệu gần như là một cuộc chiến, và thương hiệu chiến thắng là thương hiệu được người tiêu dùng nhớ đến, tin tưởng và lựa chọn. Nếu trước đây, doanh nghiệp tập trung vào chính sách giá để làm nên điều này thì ngày nay nó hầu như không còn hiệu quả nữa.
Thay vào, tiếp cận với người tiêu dùng với tư cách cá nhân hóa lại mang đến hiệu quả thật sự. Mà con người vẫn là sinh vật cảm tính nhất. Vì thế tạo nên những cảm xúc tích cực là con đường tốt nhất mà thương hiệu có thể đến với người tiêu dùng. Gắn những trải nghiệm cảm xúc tích cực vào thiết kế nhận diện thương hiệu là điều cần thiết quyết định khả năng ghi nhớ thương hiệu của người tiêu dùng ngày nay.
Ảnh: Bộ nhận diện cho công ty in ấn Ellington
Nguồn ảnh: idesign