Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Quy trình xây dựng câu chuyện cho thiết kế thương hiệu

Câu chuyện là từ khóa quan trọng khi xây dựng thương hiệu, thiết kế thương hiệu. Hãy cùng tham khảo quy trình sáng tạo và xây dựng câu chuyện này nhé.

Trong thiết kế thương hiệu hay xây dựng thương hiệu, nhận diện thương hiệu, câu chuyện có khả năng tuyệt vời trong việc nuôi dưỡng kết nối con người có ý nghĩa. Trong thời đại các sản phẩm làm phiền cuộc sống ngày càng nhiều thì những câu chuyện có có giá trị và mang đến cảm giác thích thú sẽ là cách tuyệt vời để sản phẩm của bạn đáng giá. Nếu kể câu chuyện một cách đúng đắn, doanh nghiệp có thể bắt sóng và hòa nhập với khách hàng lâu dài chứ không phải chỉ dừng lại ở chơi trò may rủi trong vòng đời của sản phẩm.

>> Xem thêm: Câu chuyện ra đời kỳ lạ của Cây đèn Luxo Jr – Biểu trưng thương hiệu Pixar

Dưới đây là hướng dẫn gồm 5 bước xây dựng và phát triển một câu chuyện thu hút.

Bước 1: Tìm câu chuyện

Sự thật là ngày nay rất khó tìm một câu chuyện nào đó khác biệt, độc đáo hay “độc nhất”. Thay vì miệt mài đi tìm câu chuyện như thế, bạn có thể nghĩ đến hướng đi đơn giản hơn là xác định cách dẫn dắt khác biệt cho một chủ đề phổ biến. Hãy bắt đầu hình dung ra những chủ đề phổ biến để tìm ra cái nào phù hợp nhất với thương hiệu và mục đích của bạn. Sau đó bạn cần đưa ra các chi tiết cụ thể hơn để tạo nên chân dung nhân vật của mình. Hãy sử dụng những hương vị của đời sống thật nhất có thể.

Quy trình xây dựng câu chuyện cho thiết kế thương hiệu

Bước 2: Hãy đưa chúng tôi đi khám phá

Bất kì câu chuyện nào muốn lan tỏa đều cần cảm xúc, hành động và một nhân vật chính. Hãy thêm vào câu chuyện của bạn những khoảnh khắc đáng nhớ để phân biệt câu chuyện của mình với của những người khác trong một chủ đề tương tự. Nhiều người cho đó là quá trình tìm câu chuyên trong câu chuyện – những câu chuyện đan xen với nhau để cung cấp cho mạch chuyện chất liệu độc đáo, độ giàu có về mặt cảm xúc.

>> Xem thêm: Câu chuyện cảm xúc trong thiết kế thương hiệu

Bước 3: Tiết lộ cuộc chiến của mình

Chúng ta đang nói đến những mâu thuẫn. Hãy chia sẻ những khoảnh khắc khó khăn của bạn, thậm chí là những lần thất bại. Mục tiêu không phải là làm sống lại những kí ức buồn mà là tạo ra một con đường khác để khán giả kết nối với bạn. Bởi khó khăn, thất bại cho thấy bạn là con người bình thường và cho phép bạn có cơ hội phơi bày những điều tạo nên giá trị hiện tại của mình. “Phơi bày những mặt dễ tổn thương của mình không phải là dấu hiệu của sự yếu ớt. Nó cho thấy bạn là vô cùng chân thật và cho khán giả một cách thức để liên hệ đến bạn.”

Quy trình xây dựng câu chuyện cho thiết kế thương hiệu

Bước 4: Thêm chút gia vị văn học

Mục tiêu là để khách hàng thấy những gì đang diễn ra chứ không phải kể chúng ra. Vì thế hãy thêm vào câu chuyện của bạn chất văn học để khách hàng cảm thấy các khung cảnh đang hiện ra theo cách chân thật nhất. Hãy cho phép khán giả của bạn cơ hội xử lý câu chuyện theo cách của họ bằng cách tạo nên những khung cảnh thật sống động và cảm xúc. Cách đơn giản nhất để tạo nên điều này là thêm một vài câu để khiến độc giả quan tâm về những gì xuất phát từ câu chuyện này.

Quy trình xây dựng câu chuyện cho thiết kế thương hiệu

Bước 5: Lợi ích của câu chuyện là gì?

Mỗi câu chuyện cần mang đến giá trị nhất định nào đó để khách hàng ghi nhớ mãi về sau – bạn có thể gọi là “bí quyết”. Hãy tạo một câu chuyện giàu cảm xúc và có giá trị khi có thể cung cấp cho khách hàng những thông tin, kỹ năng nào đó vào cuộc sống, sự nghiệp của họ.

Thiết kế thương hiệu hay xây dựng thương hiệu bằng câu chuyện luôn là phần công việc phức tạp. Nó đòi hỏi bạn phải hội tụ nhiều yếu tố. Nhưng ngày nay câu chuyện lạ là vũ khí tuyệt vời dành cho bạn. Hãy nghiên cứu cách tận dụng sức mạnh của nó thật đúng đắn bạn nhé.

Bài viết khác