Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Nguyên tắc Gestalt trong thiết kế thương hiệu

Nguyên tắc Gestalt là một trong những nguyên tắc cơ bản tạo nên bản thiết kế thương hiệu thành công hiệu quả. Hãy xem Nguyên tắc Gestalt là gì nhé.

Nguyên tắc Gestalt là gì?

Bộ não con người rất nhạy bén với việc tưởng tượng ra các hình ảnh và tạo nên bức tranh toàn cảnh. Đây là nguyên lý hoạt động của Nguyên tắc Gestalt và đánh lừa thị giác. Nguyên tắc Gestalt dựa trên cơ chế hoạt động của bộ não con người: Tìm cách đơn giản hóa và sắp xếp các hình ảnh hoặc thiết kế phức tạp theo cách vô thức, từ đó chỉnh sửa thành một hệ thống hoàn chỉnh có liên hệ mật thiết với nhau.

Nguyên tắc Gestalt trong thiết kế thương hiệu

Nguyên tắc Gestalt bao gồm một nhóm ý tưởng cực kỳ cần thiết cho quá trình thiết kế hình ảnh thương hiệu. Khi ứng dụng Nguyên tắc Gestalt hiệu quả, bạn có thể cải thiện đáng kể mặt thẩm mỹ và tính năng, hiệu ứng của bản thiết kế với người xem.

>> Xem thêm: Những nguyên tắc “bất biến” cho một thiết kế thương hiệu

Trong Nguyên tắc Gestalt bao gồm 6 nguyên tắc thường được nhắc đến nhất là similarity (nguyên tắc đồng bộ), continuation (nguyên tắc liên tục), closure (nguyên tắc đóng kín), proximity (nguyên tắc gần bên), figure/ground (nguyên tắc Chính-phụ) và symmetry & order (nguyên tắc đối xứng và thứ tự). Đến sau này, common fate (nguyên tắc bầy đàn) được thêm vào như nguyên tắc thứ 7 của học thuyết Gestalt.

Hiệu ứng của Nguyên tắc Gestalt

Như bất kì nguyên tắc về tâm lý trong thiết kế hình ảnh nào khác, các nguyên tắc Gestalt góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng. Việc hiểu được bộ não con người hoạt động, cùng với việc khai thác bản năng tự nhiên của con người góp phần giúp cho việc tương tác với người dùng dễ dàng hơn.

Nguyên tắc Gestalt trong thiết kế thương hiệu

Nguyên tắc Gestalt dễ tích hợp vào thiết kế và có thể tạo nên hiệu quả nhanh chóng khi có thể biến một bản thiết kế lộn xộn trở nên tự nhiên, liền mạch, điều hướng tốt hơn. Bởi Nguyên tắc Gestalt ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống phân cấp thị giác – giúp phân định vị trí, cấp bậc của các yếu tố khác nhau khiến chúng trở nên quan trọng hơn so với các thành phần còn lại.

>> Xem thêm: Nguyên tắc phân cấp thị giác trong thiết kế hình ảnh thương hiệu

Các thành phần trong Nguyên tắc Gestalt

Như đã đề cập ở trên, chúng ta có đến 7 nguyên tắc trong học thuyết Gestalt thường được ứng dụng vào thiết kế thương hiệu nhất.

1. Nguyên Tắc Đồng Bộ (Similarity) – nguyên tắc dựa trên bản năng sắp xếp những thứ giống nhau thành 1 nhóm của não bộ con người.

2. Nguyên Tắc Đồng Bộ (Similarity) – nguyên tắc đảm bảo thiết kế “trượt” theo đường nhìn của người nhìn.

3. Nguyên Tắc Đóng Kín (Closure) – hoạt động dựa trên nguyên tắc tự lấp đầy những phần còn thiếu trong hình ảnh thiết kế để có bức tranh hoàn chỉnh của não bộ con người.

Nguyên tắc Gestalt trong thiết kế thương hiệu

4. Nguyên Tắc Gần Bên (Proximity) – nguyên tắc giúp người xem phân loại các nhóm khác nhau, nhận biết cấu trúc và cách bố trí mà bạn muốn truyền tải.

5. Nguyên Tắc Chính-Phụ (Figure/Ground) – khai thác cách thức xử lý không gian âm của não bộ.

6. Nguyên Tắc Đối Xứng Và Thứ Tự (Symmetry Và Order) – hoạt động dựa trẹn cơ chế tự mặc định đưa hình ảnh mơ hồ về trạng thái đơn giản nhất có thể của não.

7. Nguyên Tắc Bầy Đàn (Common Fate) – chỉ ra việc con người có xu hướng nhóm các vật, hình ảnh, chi tiết và thiết kế cùng hướng với nhau.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các nguyên tắc này trong bài viết tiếp theo tại Lebrand bạn nhé.

 

 

 

Bài viết khác