Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Nhận diện thương hiệu - Chiếc áo cần đẹp của doanh nghiệp

Hệ thống nhận diện được ví như chiếc áo của thương hiệu. Một chiếc áo đẹp sẽ đem đến cái nhìn thiện cảm và dễ đi vào tâm trí khác hàng hơn.

Hệ thống nhận diện luôn thể hiện nét tính cách của thương hiệu. Theo rất nhiều khảo sát, khách hàng thường có xu hướng đi tìm những thương hiệu có nhiều nét tính cách mà họ yêu mến nay muốn trở thành.

Trong khi thương hiệu giống như cái tên của doanh nghiệp. Nhờ có thương hiệu mà khách hàng nhớ đến doanh nghiệp dễ dàng hơn. Và giống như con người, khi bạn có một cái tên, người khác sẽ dễ tiếp xúc và nói chuyện với bạn hơn. Khi khách hàng nhớ đến thương hiệu bạn cũng tức là doanh nghiệp đó thành công một nửa trong bước thâm nhập thị trường.

Vì vậy mà, doanh nghiệp, thương hiệu và hệ thống nhận diện thương hiệu là 3 yếu tố đi liền với nhau. Để cho “mối quan hệ” này bền chặt, bắt buộc mỗi thành tố trong đó phải nổ lực hoàn thành tốt trách nhiệm của mình và cả 3 cùng hướng về một mục tiêu chúng, đó là khách hàng.

Ảnh: Doanh Nhân Sài Gòn

Ở bài này, chúng ta chỉ bàn về trách nhiệm của hệ thống nhận diện với thương hiệu. Còn trách nhiệm cuả doanh nghiệp lại là một câu chuyện dài về chất lượng sản phẩm, các truyền thông nội bộ và quản lý doanh nghiệp.

Khách hàng yêu thương hiệu vì nhận diện hay cảm xúc?

Yếu tố nhận diện và cảm xúc của khách hàng dành cho thương hiệu thường đi liền với nhau. Hệ thống nhận diện tạo nên cảm xúc của thương hiệu, nhưng để có hệ thống nhận diện, ban đầu cũng cần có cảm xúc của thương hiệu trước.

Nhưng có thể nói hệ thống nhận diện một thương hiệu ngoài yếu tố nhận diện thì cần phải thể hiện được cảm xúc của thương hiệu, bởi chính cảm xúc mới là yếu tố làm khách hàng ghi nhớ chứ không phải là màu sắc hay logo của thương hiệu đó.

Ảnh: Doanh Nhân Sài Gòn

Việc tạo ra một “tấm áo” để người khác có thể nhận ra thương hiệu vốn là chuyện rất kho. Bởi thực tế thương hiệu là một giá trị không hiện hữu, nhiệm vụ của bộ nhận diện như logo, màu sắc chủ đạo… là hiện thực hoá những giá trị vốn vô hình của thương hiệu.

Vậy nhận diện nên bắt nguồn từ cảm tính hay lý tính?

Cảm tính ở đây chính là cảm xúc, câu chuyện của thương hiệu truyền tải đến công chúng. Còn lý tính chính là yếu tố “nhìn thấy” được của thương hiệu. Đây là điều quyết định khách hàng chọn sản phẩm của doanh nghiệp nào giữa rất nhiều sản phẩm trên thị trường.

Các chuyên gia nhận định rằng, thương hiệu nên bắt đầu “may” nên “chiếc áo” nhận diện của mình bằng yếu tố cảm tính – cảm xúc trước tiên. Bởi cảm xúc là cái sẽ ở lại cùng khách hàng lâu dài, cũng là nguồn nuôi dưỡng “sự trung thành” của họ với thương hiệu.

Ảnh: Doanh Nhân Sài Gòn

Vậy làm cách nào để thương hiệu xây dựng nên cảm tính đó? Điều quan trọng nhất doanh nghiệp cần chú ý là thông điệp. Thông qua những câu chuyện mà thương hiệu truyền tải, người tiêu dùng sẽ cái nhìn “thiện cảm” hay “ác cảm” với doanh nghiệp. Đây gần như là điều quyết định trong cuộc chiến thương hiệu.

Từ những tình cảm ấy, công chúng sẽ có có những cách tiếp nhận rõ ràng về yếu tố nhận diện – lý tính của thương hiệu như màu sắc hay logo.

Trong thời đại quảng cáo, truyền thông, marketing bùng nổ như hiện nay, thương hiệu nào vượt lên khỏi đám đông nhạt nhoà, ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng bằng cảm xúc và nhận diện, sẽ là thương hiệu chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Bài viết khác