Làm sao tạo điểm nhấn trong thiết kế thương hiệu?
Độ sáng, màu sáng, vị trí, khoảng cách, tỷ lệ… đều giúp tạo điểm nhấn thiết kế thương hiệu hiệu quả vì liên quan trực tiếp đến hệ thống phân cấp trực quan.
Tạo điểm nhấn giúp thiết kế thương hiệu có sự ưu tiên đối tượng rõ ràng. Việc thiếu điểm nhấn hay nhiều điểm nhấn đều gây khó nhìn, hỗn loạn và khó chịu. Có nhiều cách giúp thu hút sự chú ý tập trung vào một điểm cụ thể trên thiết kế thương hiệu. Độ sáng, màu sắc, hướng, nhịp điệu, vị trí, trọng lượng, khoảng cách, tỷ lệ, độ tương phản… đều là những công cụ tạo điểm nhấn hiệu quả.
Màu sắc
Màu chủ đạo và màu nhấn là quan trọng nhất khi chọn bảng màu thiết kế. Trong đó màu nhấn mạnh phụ thuộc vào cách phối màu của bạn. Tỷ lệ màu sắc trong thiết kế thương hiệu phổ biến nhất là 60 – 30 – 10, với 10% dành cho màu nhấn. Khi chọn màu phối tạo màu nhấn bạn cần lưu ý rằng tông màu phải ấm và mang cảm giác nặng (màu đỏ được coi là màu nặng nhất, tiếp theo là màu vàng).
>> Xem thêm: Đơn giản hoá trong thiết kế thương hiệu
Trong bảng màu đơn sắc màu nhấn sẽ là màu sáng nhất từ thang đơn sắc. Trong bảng màu tương đồng sẽ bao gồm các màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu sắc. Đối với bảng màu bổ túc thì có thể phối 2 màu đối diện nhau trên vòng tròn màu sắc. Bảng màu bộ ba khá khó kết hợp vì màu được chọn nằm cách đều nhau trên bánh xe màu sắc.
Chuyển động
- Hình dạng: bất cứ hình dạng nào cũng có thể đóng vai trò điểm nhấn. Giữa các hình dạng giống nhau thì một hình dạng nội bật hơn so với các hình dạng khác thì nó sẽ trở thành điểm nhấn.
- Kích thước: các yếu tố lớn sẽ có trọng lượng thị giác lớn hơn các yếu tố nhỏ.
- Độ dày: một yếu tố giày hơn sẽ thu hút sự chú ý hơn các yếu tố mỏng.
- Line: khi đa phần các yếu tố nằm trên đường ngang thì yếu tố nằm trên đường dọc sẽ là điểm nhấn trong thiết kế thương hiệu.
- Tương phản: có thể đạt độ tương phản tốt bằng màu sắc, đường nét, kích thước, kết cấu hay kiểu chữ.
- Vị trí: những yếu tố được đặt vị trí trung tâm thiết kế thương hiệu thường thu hút ánh nhìn.
- Nhịp điệu: nhịp điệu tạo ra chuyển động và thu hút chú ý, được hình thành từ sự trao đổi giữa các hình dạng, kích thước, màu sắc, kết cấu, tỷ lệ và kiểu chữ.
- Khoảng cách: một yếu tố được bao quanh bởi không gian trống sẽ trở thành điểm nhấn trên thiết kế thương hiệu.
- Kết cấu: các vật thể có két cấu nặng hơn có thể đóng vai trò điểm nhấn.
- Background và foreground: các thành phần ở foreground có trọng lượng lớn hơn các thành phần ở background – chúng sẽ đóng vai trò là điểm nhấn.
Khám phá thêm những thông tin thiết kế thương hiệu hữu ích khác tại www.lebrand.vn.