Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Quá trình đổi mới trong thiết kế thương hiệu

Liệu có một công thức nào để tạo ra các sản phẩm thiết kế sáng tạo hay không? Bí quyết nằm ở trải nghiệm hay là dịch vụ? Cùng Lebrand khám phá nhé.

Quá trình tư duy thiết kế

Quá trình hay phương pháp này đã được phát triển bởi IDEO và được giảng dạy tại: Viện Thiết kế tại Đại học Stanford. Phương pháp liên quan đến sự hợp tác lớn và lặp đi lặp lại thường xuyên, có năm giai đoạn rất rõ ràng: Thông Cảm, Xác Định, Tưởng Tượng, Nguyên Mẫu và Thử Nghiệm.

Giai đoạn một: Đồng cảm

Theo cách hiểu thông thường đồng cảm là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để bắt đầu “nhìn thấy” những thứ thông qua đôi mắt của người khác.

Quá trình đổi mới trong thiết kế

Ảnh: Inhome.vn

Có 3 cách để xây dựng sự đồng cảm: các cuộc phỏng vấn, quan sát và trải nghiệm.

Phỏng vấn

Nhiều nhà làm thiết kế thừa nhận rằng: “Chúng tôi thường xuyên có các cuộc họp khách hàng, nơi chúng tôi khảo sát quy trình công việc hiện tại, tìm hiểu suy nghĩ của mỗi nhà thiết kế. Điều quan trọng là người tham gia buổi phỏng vấn trong vai trò trung lập, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn biết câu trả lời, hãy hỏi tại sao.

>> Xem thêm: Những nguyên tắc “bất biến” cho một thiết kế thương hiệu

Chiến lược tốt để thực hiện các cuộc phỏng vấn là thiết lập mối quan hệ thay vì tác động đến câu trả lời. Khi bạn hỏi một câu hỏi, hãy dành thời gian để khách hàng của bạn được suy nghĩ.

Quá trình đổi mới trong thiết kế

Ảnh: Inhome.vn

Quan sát

Hãy giao nhiệm vụ cho người dùng của bạn và bạn chỉ cần ngồi quan sát. Nhiều nhà thiết kế thương hiệu nói rằng: “Anh có gặp vấn đề gì khi mua những thứ từ Amazon?” có thể bạn sẽ nhận được câu trả lời, “Không vấn đề gì cả, rất dễ dàng để mua những thứ đó.” Nhưng nếu bạn quan sát một người sử dụng nó từ phía sau họ, bạn sẽ thấy các vấn đề khi họ mua hàng”.

Trải nghiệm

Hãy sử dụng những gì khách hàng của bạn sử dụng, đó có thể là sản phẩm của bạn, hoặc có thể là của một đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp bạn trực tiếp trải nghiệm cảm giác khó chịu hay cảm giác vui sướng khi sử dụng sản phẩm.

Quá trình đổi mới trong thiết kế

Ảnh: FPT Polytechnic

Trong giai đoạn Đồng cảm, bạn có thể sử dụng một số công cụ mạnh mẽ, chẳng hạn như công cụ Empathy Maps, với công cụ này bạn có thể liệt kê những gì một người nói + làm (rõ ràng) và suy nghĩ + cảm giác (ẩn).
Sau khi có dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn, quan sát, và / hoặc trải nghiệm, bạn có thể tách các nhu cầu rõ ràng (nói và làm) từ những nhu cầu ẩn (suy nghĩ và cảm nhận).

Giai đoạn hai: Xác định

Sau khi đã xây dựng sự đồng cảm, đến lúc cần xem xét lại thách thức thiết kế ban đầu và tái xác định các vấn đề trong thiết kế thương hiệu của bạn.

Quá trình đổi mới trong thiết kế

Ảnh: FPT Polytechnic

Để xác định, hoặc tái xác định vấn đề hoặc thách thức, một quan điểm (PoV) công thức được tính như sau: PoV = tính cách + nhu cầu + cái nhìn sâu sắc.
Nhu cầu là những cảm xúc và chiều sâu, cái nhìn sâu sắc là những điều bất ngờ, kết quả phỏng vấn, quan sát, mâu thuẫn đều có thể được sử dụng trong các giải pháp.

Truy cập www.lebrand.vn để tìm đọc thêm những thông tin hữu ích nhé.

Bài viết khác