Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Kiểu chữ Fraktur và Antiqua ra đời như thế nào?

Kiểu chữ Fraktur và Antiqua là gì, ra đời từ khi nào và làm thế nào mà 2 Kiểu chữ Fraktur và Antiqua thịnh hành trong thiết kế đồ họa, thiết kế Typography?

Kiểu chữ Fraktur và Antiqua là gì?

“Kiểu chữ Fraktur và Antiqua là hai kiểu chữ in ấn đầu tiên được tạo ra khi kỹ thuật in ấn của Gutenberg ra đời”. Kiểu chữ Fraktur và Antiqua được dùng cho hệ thống alphabet Latin phổ biến trong các ngôn ngữ Tây u. “Fraktur” có nguồn gốc từ fractūra hay “chỗ gãy”
Kiểu chữ Fraktur và Antiqua ra đời như thế nào?

Kiểu chữ Fraktur và Antiqua ra đời như thế nào?

Diễn tả đơn giản về mối liên hệ giữa các loại phông chữ viết tay và in ấn chính (Humanist là tên gọi khác của Antiqua Phục Hưng)

Khi máy in ký tự rời của Gutenberg ra đời vào năm 1450, các nhà ký tự pháp người Đức đầu tiên đã tích cực sản xuất các bộ ký tự theo bộ chữ cái kiểu Fraktur hay Gebrochene Schrift (Chữ Gãy) theo kiểu chữ viết tay. Trong khi đó, những nhà Nhân Văn người Ý tạo ra kiểu chữ Antiqua (Cổ, Cổ Đại) kế thừa từ chữ hoa capitalis monumentalis và chữ thường Carolingian (Carolingian minuscule).

>> Xem thêm: Hành trình kiểu chữ Helvetica trở thành “biểu tượng” của Typography

Trong khoảng thời gian dài ban đầu, 2 kiểu chữ Fraktur và Antiqua tồn tại song song tại châu u. Tuy nhiên, Antiqua là kiểu chữ gần gũi với con người hiện đại hơn rất nhiều do độ dễ đọc cao hơn, với những đường nét mềm mại uyển chuyển hơn.

Hành trình từ Antiqua đến Sans-Serif

Ban đầu, các kiểu chữ Antiqua Phục Hưng, Antiqua Baroque hay Tiền Cổ Điển (hay Antiqua Chuyển Đổi), và Antiqua Cổ Điển đều được xếp chung vào một nhóm phông chữ Kiểu Cổ (Old Style), Dạng Cổ (Old Face). Antiqua Phục Hưng ra đời từ năm 146 và phổ biến cho tới đầu thế kỷ 17, được chia thành Antiqua Venice và Antiqua Pháp.

Kiểu chữ Fraktur và Antiqua ra đời như thế nào?

Các kiểu chữ thuộc nhóm Chữ Gãy, thường gọi là Black Letter (Chữ Đen)

Antiqua Venice ra đời

Loại chữ Antiqua đầu tiên được gọi là Venice hay Litterae Venetae. Tại một số quốc gia sử dụng tiếng Anh như Anh Quốc, Mỹ…, kiểu chữ này cũng được gọi là Nhân Văn (Humanist) hoặc Kiểu Cổ Venice (Venetian Old Style). Nicolas Jenson đã cho in bằng loại phông chữ này lần đầu tiên trong cuốn Praeparatio Evangelica vào năm 1470. Ngay sau đó phông chữ phổ biến khắp nước Ý và bước vào lịch sử ký tự pháp như là “Antiqua của Jenson”. Đến năm 1496 nhà ký tự pháp người Ý Aldus Manutius in cuốn De Aetna với kiểu chữ Antiqua rất khác biệt với tiền thân Antiqua. Kiểu chữ này được gọi là “Chữ cái Bembo”, mở ra thời kỳ của kiểu chữ Aldina (tiền thân của Antiqua Pháp).

Aldus Manutius cũng lần đầu tiên sử dụng kiểu chữ italic (kiểu chữ thảo, nghiêng). Lúc này, kiểu chữ (Antiqua) thẳng được gọi là kiểu chữ roman để phân biệt với italic.

Kiểu chữ Fraktur và Antiqua ra đời như thế nào?

Kiểu chữ Litterae Venetae trong ấn bản của Laertis

Antiqua Pháp ra đời

Từ năm 1530 các nhà ký tự pháp người Pháp Antoine Augereau và các học trò tạo ra Antiqua Pháp kế thừa từ kiểu chữ Aldina. Học trò của Antoine Augereau là Garamond đã tạo ra nhiều phông chữ có sức ảnh hưởng lớn đến tận ngày nay. Đây cũng là lý do nhiều người gọi Antiqua Phục Hưng Pháp là “những kiểu chữ Garamond.”

Khám phá thêm những thông tin hữu ích khác về phông chữ trong thiết kế đồ họa khác tại www.lebrand.vn.

Bài viết khác