Thiết kế logo mới “đổi như không đổi” của Xiaomi
Thiết kế logo mới “đổi như không đổi” của Xiaomi đang gây nhiều tranh cãi, nhưng tất cả đều là “ý đồ” của nhà thiết kế đồ họa Kenya Hara.
>> Xem thêm: Khám phá thiết kế logo mới CIA
Tại buổi công bố mẫu thiết kế logo mới, Xiaomi cho biết nhà thiết kế Nhật Bản Kenya Hara đã sử dụng công thức toán học “siêu hình tròn” cho biểu tượng logo mới. Nhà thiết kế cho biết đã phải điều chỉnh các biến để có được sự cân bằng động tối ưu về mặt hình ảnh và sự cân bằng hoàn hảo giữa hình vuông và hình tròn. Theo Kenya Hara: “So với một vật thể có góc vuông, hình tròn là một kiểu dáng thanh thoát hơn, tượng trưng cho hình ảnh hoàn hảo về sự linh hoạt, không ngừng và ý chí tiến lên của công ty Xiaomi.”
Công thức toán học “siêu hình tròn” mà Kenya Hara đã áp dụng là |x|^n + |y|^n = 1. Nhóm thiết kế đã nghiên cứu nhiều thời gian để tìm ra tỉ lệ hoàn hảo cho cả hình tròn và hình vuông theo công thức này. Và kết quả n:3 là tỷ lệ cân bằng nhất của hình vuông và hình tròn mà nhóm thiết kế quyết định chọn áp dụng. Font chữ cho từ “MI” cũng được “cắt giũa” để đồng bộ với chiếc logo mới.
Theo nhà thiết kế, tuy nhìn có vẻ như không thay đổi gì, nhưng thiết kế logo mới không đơn giản được thiết kế lại hình thù mà nó còn thể hiện tinh thần nội bộ của Xiaomi – ý niệm về sự sống (alive). Với ý niệm “Alive”, Hara muốn truyền tải hình ảnh hóa quan điểm cũng như phương thức hoạt động của Xiaomi bằng 1 bộ nhận diện thương hiệu hàm nghĩa: “Con người đang sinh sống (alive) rất hòa hợp với công nghệ – thứ được chính con người tạo ra. Bởi điều khiến cho công nghệ cũng như trở nên có hồn hơn và là một phần không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu của con người.” Cũng cần phải nói thêm là ý niệm “Alive” mà ông đưa vào cho chiếc logo mới này của Xiaomi đã ảnh hưởng nhiều đến số tiền 7 tỷ đồng mà Xiaomi đã bỏ ra, cũng như khoảng thời gian 3 năm mà Hara thực hiện.
Kenya Hara người Nhật Bản sinh năm 1958, hiện đang là một trong những nhà thiết kế đồ họa hàng đầu. Ông là giám đốc đại diện của Nippon Design Center và là giáo sư của Đại học Mỹ thuật Musashino, đứng sau Học viện thiết kế Hara – công ty tư vấn thiết kế cho nhiều thương hiệu Nhật Bản và quốc tế hiện nay. Hara cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nói về quan niệm thẩm mỹ và triết lý trong thiết kế bởi thế thiết kế logo hay các sản phẩm khác của ông chứa nhiều thông điệp có chiều sâu, truyền tải theo cách tinh tế. Điều này có thể thể hiện qua dự án tái thiết kế logo Xiaomi khi sự thay đổi không quá khác biệt nhưng đi kèm trong đó là những quan niệm và triết lý của người thực hiện, cũng như thể hiện chính bộ mặt của Xiaomi.