Thiết kế logo và tính khoa học
Bạn có nghĩ rằng một thiết kế logo cần đảm bảo tính khoa học hay không? Sự thật là các mẫu thiết kế logo danh tiếng thế giới đều đáp ứng tính khoa học.
Nếu bạn nghĩ rằng thiết kế logo là công việc của sự sáng tạo, mẫu biểu tượng thương hiệu ra đời từ yêu cầu về tính thẩm mỹ thì đó là suy nghĩ chưa đầy đủ. Thiết kế biểu tượng logo thương hiệu sinh ra là có mục đích rõ ràng, cần đảm bảo cả những yêu cầu khắt khe về nguyên tắc thiết kế và tính khoa học sáng tạo. Bởi mẫu logo là nền tảng của những thiết kế khác trong hệ thống POSM, nó đại diện và truyền tải thông điệp cót lõi nhất của thương hiệu. Nếu loại bỏ hết các yếu tố về nguyên tắc và tính khoa học thì rõ ràng logo không thể hoàn thành hết nhiệm vụ của nó được. Mô hình ARMM sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính khoa học trong thiết kế logo.
Đây là mô hình dựa trên 4 yếu tố:
- A – Attention
- R – Response
- M – Memory
- M – Meaning
A – Attention: Sự chú ý
Dù bạn thừa nhận hay không thì não bộ tự biết cách giải quyết vấn đề nào và cần bỏ qua vấn đề nào. Nếu bạn tận dụng đúng các nhân tố kích thích đến não bộ thì bạn có thể tạo nên sự chú ý tối đa cho hình ảnh thiết kế. Có 3 loại kích như sau:
>> Xem thêm: Những điều bạn nên biết về thiết kế logo hình khối
- Các kích thích mới lạ vượt qua các tiêu chuẩn để trở nên khác biệt, độc đáo và mới mẻ
- Các kích thích phóng đại giúp sản sinh ra phản ứng bản năng không điều kiệbn
- Các kích thích khuyết phần tăng hiệu ứng chú ý bởi đối tượng không hoàn chỉnh về hình dạng hoặc bị khuyết, che dấu
R – Response: Phản ứng
Tất cả phản ứng của chúng ta đều có điều kiện kích thích – đó là phản xạ có điều kiện. Vận dụng vào thiết kế logo thương hiệu, cần tạo ra các phản ứng cảm xúc thích hợp với 3 loại phản ứng cơ bản như sau:
>> Xem thêm: Gợi ý bảng màu thiết kế logo theo lĩnh vực
- Tạo cảm giác đối lập mạnh mẽ tạo nên phản ứng này bao gồm góc cạnh, đường thẳng và sự bất đối xứng
- Tạo cảm giác thân thiện tạo nên phản ứng này bao gồm các đường cong tròn, đường ngang và sự đối xứng
- Tạo cảm giác trung hòa tạo nên phản ứng này bao gồm các dạng hình vuông và chữ nhật
M – Meaning: Ý Nghĩa
Khi bạn đã thành công trong việc tạo nên chú ý và nắm bắt được phản ứng cảm xúc mạnh mẽ thì tiếp theo logo cũng cần truyền tải ý nghĩa cụ thể. Ý Nghĩa trong mô hình ARMM thuộc phạm vi nhận thức của khách hàng. Phần ý nghĩa này được cân đo đong đếm trong Mật Độ Đề Xuất (Propositional Density) – ượng thông tin được truyền tải trên mỗi đơn vị phần tử. Mật Độ Đề Xuất được tính bằng phép chia giữa mật độ sâu (deep proposition) và mật độ bề mặt (surface proposition), nên lớn hơn 1.
M – Memory: Bộ Nhớ
Có thể bạn không biết rằng não bộ của chúng ta đủ thông minh để quyết định chỉ giữ lại những thông tin đáng nhớ. Có vài mẹo giúp nhà thiết kế tận dụng sự thông minh của não bộ.
- Các kí tự đầu tiên
- Các tên gọi chức năng
- Các hiệu ứng cụ thể
- Hiệu ứng von Restorff hay còn gọi là hiệu ứng cách ly – có nhiều đối tượng tương tự nhau thì đối tượng nào khác biệt sẽ được ghi nhớ.
Bạn đã có mẫu thiết kế logo thương hiệu tuyệt vời và hiệu quả chưa? Hãy liên hệ với Lebrand để được tư vấn và thực hiện dự án thiết kế biểu tượng thương hiệu ấn tượng về cả cảm tính và lý tính ngay hôm nay.