Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Thiết kế thương hiệu có cần phù hợp với văn hóa bản địa không?

Bạn có từng nghe “văn hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của một dự án thiết kế thương hiệu” chưa? Thực hư nhận định này ra sao? Cùng tìm hiểu nhé.

Yếu tố văn hóa trong thiết kế thương hiệu

Chúng ta cùng xem xét nhãn hàng Knorr nhé. Thương hiệu này đã chọn hình ảnh một người đàn ông đang mỉm cười trước món ăn nghi ngút khói do tự mình chuẩn bị để chạy cho chiến dịch quảng cáo tại các nước phương Tây. Nhưng khi sang thị trường phương Đông, nhãn hàng lại thay thế hình ảnh người đàn ông bằng một người vợ quây quần bên mâm cơm cùng chồng con.

Thiết kế thương hiệu có cần phù hợp với văn hóa bản địa không?

“Yếu tố văn hóa là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến sự thành bại của một sản phẩm thiết kế.”

Rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà thương hiệu lại quyết định sự khác biệt này ở hai vùng địa lý cho cùng một chiến dịch quảng cáo của mình. Đã từ rất lâu rồi người làm marketing, người làm thương hiệu và các nhà thiết kế sản phẩm thương hiệu đã công nhận rằng: Sự khác nhau trong hình ảnh thiết kế quảng cáo trong cùng một sản phẩm khởi phát từ sự khác biệt văn hóa tiêu dùng.

“Yếu tố văn hóa là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến sự thành bại của một sản phẩm thiết kế.” – nhận định này được cho là đặc biệt đúng trong lĩnh vực thiết kế truyền thông, quảng cáo. Vì sao ư? Theo các chuyên gia: “Nếu muốn nhắm trúng một nhóm khách hàng, bản thiết kế phải thể hiện tư duy, nét đặc trưng trong văn hóa bản địa và thế giới quan của nhóm khách hàng đó”.

>> Xem thêm: Tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến người tiêu dùng

Bạn có thể hiểu rằng khách hàng sẽ không ủng hộ một sản phẩm, một hương hiệu mà họ không có thiện cảm, không đồng điệu về nhân sinh quan.

Bạn vẫn còn chưa tin? Vậy hãy xem xét ở chiều ngược lại nhé.

Thiết kế thương hiệu có cần phù hợp với văn hóa bản địa không?

“Nếu muốn nhắm trúng một nhóm khách hàng, bản thiết kế phải thể hiện tư duy, nét đặc trưng trong văn hóa bản địa và thế giới quan của nhóm khách hàng đó”.

Gerber – một hãng thực phẩm dành cho trẻ em nổi tiếng ở Mỹ có logo là gương mặt bầu bĩnh của một bé trai. Thiết kế logo này xuất hiện trên mọi mẫu thiết kế bao bì sản phẩm của hãng. Hàng của Gerber bán rất chạy tại Mỹ. Thế nhưng khi vào thị trường Tây Phi, Gerber lại rất ế ẩm. Lý do có vẻ khó tin là người dân tại thị trường Tây Phi không muốn mua một sản phẩm mà trong đó có chứa một em bé? Căn nguyên của suy nghĩ này là do họ tin rằng những hình ảnh trên bao bì chính là những thứ được đóng gói bên trong.

Văn hóa – Tâm lý – Thiết kế

Tâm lý là yếu tố song hành với văn hóa cùng tác động đến nhận thức và hành vi của khách hàng. Trong khi đó, nền tảng văn hóa chi phối trực tiếp đến nhận thức tâm lý, cảm xúc của con người. Điều này lý giải nền tảng văn hóa của người phương Tây đề cao lối sống độc lập và tính cá nhân dẫn đến tâm lý và hành vi của người phương Tây cũng hướng sự tập trung về phía cá thể nhiều hơn người phương Đông.

>> Xem thêm: Ứng dụng tâm lý ảo giác về màu vào thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế thương hiệu có cần phù hợp với văn hóa bản địa không?

“Muốn tạo ấn tượng với người phương Đông thì nhà thiết kế nhất định phải tạo được sự hài hòa trong tổng thể tác phẩm.”

Khi người phương Đông và người phương Tây cùng nhìn một bức tranh có ba chủ thể chính: một chú cá màu cam, một chú cá màu xanh và rặng san hô màu tím, điều gì sẽ xảy ra. Trong khi người phương Tây chú ý đến một vật thể nhất định trước tiên thì người phương Đông lại có xu hướng nhìn bao quát trước rồi mới chọn tiểu tiết sau. Có thể rút ra nhận định rằng: “Muốn tạo ấn tượng với người phương Đông thì nhà thiết kế nhất định phải tạo được sự hài hòa trong tổng thể tác phẩm.”

Không cần yếu tố văn hóa trong thiết kế có được không?

Vậy thì câu hỏi là không có yếu tố văn hóa trong bản thiết kế thương hiệu có thể được đón nhận hay không? Câu trả lời là có. Có vẻ mâu thuẫn đúng không? Nhưng không phải vô lý đâu. Bởi dù khác biệt vì không có yếu tố văn hóa, nhưng bạn vẫn có thể tạo nên những sự tương đồng khác. Mà tương đồng mới là yếu tố chính quyết định khách hàng có chấp nhận bản thiết kế thương hiệu của bạn hay không.

Sự tương đồng ở đây được hiểu là quy tắc hoặc hình thái nghệ thuật được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu. Quy tắc đối xứng, công thức phối màu, công thức phối nhạc, hình ảnh nụ cười thể hiện niềm vui, hình ảnh chau mày thể hiện giận dữ… là những quy tắc như vậy.

Thiết kế thương hiệu có cần phù hợp với văn hóa bản địa không?

Văn hóa và tâm lý trong thiết kế truyền thông, thiết kế thương hiệu là hai điều tiên quyết để chinh phục khách hàng mục tiêu.

Dĩ nhiên, không đưa yếu tố văn hóa vào thiết kế quảng cáo, thiết kế hình ảnh thương hiệu, bạn sẽ không phải lo lắng “đụng chạm” vào những điều không nên. Thế nhưng hạn chế là những hình ảnh đó sẽ dễ bị lãng quên hơn. Vì đã là quy tắc chung thì nhãn hàng nào cũng có thể sử dụng. Sự khác biệt từ yếu tố văn hóa mới là mang nhiều ấn tượng và hứng thú hơn cho khách hàng.

Tóm lại, văn hóa và tâm lý trong thiết kế truyền thông, thiết kế thương hiệu là hai điều tiên quyết để chinh phục khách hàng mục tiêu. Vì thế hãy sử dụng “vũ khí hạng nặng” này thật hiệu quả bạn nhé.

Ảnh: idesign

Address

195 Phan Văn Hân, Phường 17
Quận Bình Thạnh, TP HCM