Ứng dụng tâm lý ảo giác về màu vào thiết kế nhận diện thương hiệu
Ứng dụng tốt tâm lý ảo giác về màu sắc vào thiết kế nhận diện thương hiệu, truyền thông thương hiệu, quảng bá sản phẩm… bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả đấy.
Ứng dụng tâm lý ảo giác về màu vào thiết kế nhận diện thương hiệu
Cảm nhận màu sắc đến từ đâu?
Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh con người từ sự kết hợp tín hiệu quả 3 loại tế bào cảm thụ màu ở mắt. Cảm giác màu sắc cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình học hỏi “dài hạn” (từ nhỏ đến lớn) trong xã hội và “ngắn hạn” bởi các tác nhân ngoại cảnh hay tâm trạng tại thời điểm tiếp nhận màu sắc. Ngoài ra, văn hóa, giới tính, tuổi tác và tâm lý cá nhân cũng là những yếu tố tác động đến cách nhận thức của người nhìn đối với màu sắc.
Các hệ màu phổ biến
Trên thực tế, màu sắc vô cùng đa dạng với các tông màu, phổ màu khác nhau. Nhưng mắt người chỉ có thể nhận biết và phân biệt một số màu sắc cơ bản mà thôi. Từ những màu chúng ta nhận biết và phân biệt này, chúng ta có các hệ màu phổ biến sau.
Hệ màu C,M,Y,K
Đây là hệ màu bao gồm 4 màu cơ bản của mực in: cyan (xanh), magenta (hồng), yellow (vàng), key (đen). Hệ màu này dùng để xác định thông số màu sắc trong truyền thông in ấn.
Trên thực tế, màu sắc vô cùng đa dạng với các tông màu, phổ màu khác nhau
Hệ màu R,G,B
Hệ màu R,G,B gồm 3 màu cơ bản ánh sáng: red (đỏ), green (xanh lá), blue (xanh dương). Đây là hệ màu được dùng để xác định thông số màu sắc trong truyền thông kỹ thuật số, video.
Hệ màu Lab & HSB
Lab sử dụng nguyên tắc phối màu có sự kết hợp với cường độ sáng tối của màu sắc. Hệ màu này được ứng dụng nhiều trong phần mềm thiết kế Photoshop. Trong đó, L là ánh sáng có biên độ chỉnh từ Black đến White (0 – 100%); a là hệ có biên độ chỉnh từ Green – Red (-127 – + 128); còn b là hệ có biên độ chỉnh từ Blue – Yellow (-127 – + 128).
HSM tiện ích cho thiết kế logo dạng màu chuyển sắc hay logo 3D và chỉnh sửa ảnh:
- Hue: sắc màu của màu – có biên độ chỉnh 0 – 360 độ.
- Saturation: độ no (thấm) của màu – có biên độ chỉnh 0 – 100%.
- Brightness: độ sáng tối của màu – có biên độ chỉnh 0 – 100%.
Ứng dụng tâm lý ảo giác về màu vào thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ màu Pantone
Đây là hệ màu do tập đoàn Pantone nghiên cứu và tiêu chuẩn hóa với các thông số kỹ thuật trong pha chế, đánh mã số cụ thể và đưa vào hệ thống không gian màu sắc PMS – The Pantone Color Matching System (ngôn ngữ chuẩn mực của màu sắc).
Hiện nay, hệ màu Pantone được sử dụng trong các ngành công nghiệp như: in ấn, nhuộm vải, chế tạo vật liệu, sơn phu, sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại với 3 dòng sản phẩm:
- Graphic: là dòng sản phẩm dành cho ngành in ấn, thiết kế bao bì, thiết kế đồ họa.
- Fashion: là dòng sản phẩm dành cho ngành thời trang, dệt vải nhuộm, da thuộc.
- Brightness: là dòng sản phẩm cho kim loại và nhựa.
Màu sắc có những sắc thái nào?
Người ta chia màu sắc thành các sắc thái sau:
- Màu nóng (hot colors): điển hình là màu xanh đọt chuối, tím đỏ trong vòng thuần sắc. Màu nóng có thể gây ấn tượng, tạo sự chú ý, bạn có thể xem nó là màu của hè.
- Màu ấm (warm colors): sự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng tạo thành các tông đỏ cam, cam, vàng cam… Màu ấm thể hiện sự thân thiện, đón chào, ấm cúng.
- Màu mát (cool colors): bao gồm các tông xanh như xanh lá, xanh lục, xanh lam, xanh ngọc… Màu mát tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn, tươi mát.
- Màu lạnh (cold colors): điển hình màu thuần của xanh nước biển. Màu lạnh tạo cảm giác mát lạnh, băng giá.
Ngoài cách chia sắc thái này, người ta còn chia màu sắc thành 4 sắc thái khác theo độ sáng là:
Ứng dụng tâm lý ảo giác về màu vào thiết kế logo
- Màu sáng (light colors): tạo cảm giác sức sống mãnh liệt, trong sáng, thư thái, như màu thủy tinh, màu cây tùng lam, màu ánh sáng…
- Màu sậm (dark colors): là những màu có sự pha thêm 50% tỉ lệ màu đen. Màu sậm tạo cảm giác không gian thu nhỏ lại, vật thể thu nhỏ hơn, cảm giác nghiêm trang.
- Màu nhạt (pale colors): là các màu có pha thêm trên 65% màu trắng. Màu nhạt tạo cảm giác trang nhã, mềm mại, lãng mạn.
- Màu tươi (bright colors): không bao gồm thang đen và xám. Màu tươi rực rỡ, tạo sự chú ý, tạo sự phấn khởi, vui tươi. Đây là màu thường được ứng dụng trong ngành thời trang và quảng cáo.
Tâm lý ảo giác về màu sắc
Nếu tận dụng tốt tâm lý ảo giác về màu sắc vào thiết kế nhận diện thương hiệu, thiết kế truyền thông thương hiệu, quảng bá sản phẩm, thì bạn có thể mang đến hiệu quả truyền thông bất ngờ đấy. Bởi màu sắc có thể tác động đến tâm lý, nhận thức và bộ nhớ của con người. Đồng thời màu sắc cũng có thể tạo nên những hiệu ứng ảo giác nhất định. Cụ thể:
Mức độ nhìn rõ
Do tính chất độ lệch nhạy cảm giữa màu sắc và ánh sáng mà màu xanh và vàng trông sáng hơn khi có ánh sáng lờ mờ, và màu đỏ trông sáng hơn trong ánh sáng chói chang.
Ứng dụng tâm lý ảo giác về màu vào thiết kế namecard
Kích thích ngon miệng
Màu cam kích thích sự ngon miệng, màu vàng chanh cho vị chua, màu nâu gợi cảm giác hoài cổ, màu đỏ tươi và cam tươi thì tạo nên sự nóng nực,…
Diện tích
Những vật thể sáng màu hay màu nóng đặt trên nền tối, nền lạnh thường cho cảm giác lớn hơn diện tích thực của nó. Ngược lại, màu tối đặt trên nền sáng, nền lạnh thường cho cảm giác nhỏ lại.
Cảm giác khó chịu
Màu lạnh, màu mát hay màu nhạt sẽ cho cảm giác dễ chịu hơn các tông màu đậm, màu nóng.
Sức sống và chuyển động
Màu xanh lá cho người nhìn cảm giá tươi sống, còn tông nâu vàng thì cho cảm giác già nua và cổ tích. Hình khối màu đỏ, cam vàng, hay màu phát quang tạo ảo giác chuyển động, còn hình khối màu lạnh, trầm thì có tính ổn định, lan tỏa và vững chãi.
Ứng dụng tâm lý ảo giác về màu vào thiết kế bao bì sản phẩm
Khối lượng
Hình khối tông màu nóng, màu đậm làm cho mắt nhìn có ảo giác vật thể đó nặng hơn vật thể màu nhạt, màu mát dù cùng một khối lượng.
Khoảng cách
Màu nóng thường cho cảm giác đến gần mắt nhìn hơn, trong khi màu lạnh cho cảm giác xa mắt nhìn hơn dù cùng một khoảng cách.
Tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về thế giới thiết kế nhận diện và truyền thông thương hiệu tại https://lebrand.vn/blog bạn nhé.
Ảnh: Internet