Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Vì sao nhà thiết kế đồ họa cũng cần biết về storytelling

Ngày nay Storytelling đóng vai trò rất quan trọng với quá trình truyền thông và xây dựng hình ảnh thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Storutelling không chỉ xuất hiện dạng chữ mà còn trong các hình ảnh. Cần ứng dụng kể chuyện vào mọi góc ngách, kể cả tác phẩm thiết kế để đạt hiệu quả truyền thống tối đa.

Thực tế, có rất nhiều điều hay ho mà storytelling mang lại cho bạn. Trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay, một câu chuyện thú vị có thể thay bạn nói lên tính cách của mình, điều này còn có thể tạo nên điểm khác biệt của bạn.

Kể chuyện thực ra cũng giống như việc bày tỏ bản thân, chia sẻ những điều mình thích. Simon Sinek – một diễn giả TEDx người Anh từng nói: “Người ta không mua những thứ anh tạo ra, người ta mua lý do anh tạo ra chúng”. Mọi câu chuyện thành công đều được dựng nên bởi cấu trúc và nhịp điệu. Dưới đây là 4 cách để mang câu chuyện vào bản thiết kế đồ họa.

Vì sao nhà thiết kế đồ họa cũng cần biết về storytelling

Học hỏi nền tảng cơ bản của storytelling

Cấu trúc câu chuyện bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài thường bắt đầu với màn giới thiệu, thân bài sẽ đi sâu vào chi tiết làm rõ mấu chốt trong tác phẩm (đây là phần chính trong tường thuật) và đoạn kết sẽ dẫn dắt người nghe vào công đoạn hoàn thành tác phẩm.

Song song đó, các yếu tố bất ngờ và mang tính chiết trung* (eclectic) sẽ khiến câu chuyện trở nên hoàn toàn thú vị và mới mẻ. Hãy nghĩ đến toàn bộ hành trình nghệ thuật của bạn sau đó khéo léo phân tách nó ra thành 3 phần rõ rệt xem.

Vì sao nhà thiết kế đồ họa cũng cần biết về storytelling

Hãy bắt đầu bằng việc thu hút sự chú ý của người xem bằng một vài dòng chữ nhấn mạnh những nét độc đáo ở bạn và cuộc cách mạng nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Công đoạn giới thiệu nên hấp dẫn và đầy đủ chi tiết để bạn có thể dựng nên đoạn sau của câu chuyện. Kết thúc phần tiểu sử bằng cách nhấn mạnh những dự án hoặc nghề nghiệp có sức ảnh hưởng lớn mà bạn từng hoàn thành.

Công khai quy trình làm việc

Để xây dựng tiểu sử mà bạn có thể sử dụng ở bất cứ phương tiện từ trang web đến khu triển lãm, hãy luôn luôn suy xét về những cách khác nhau để chia sẻ câu chuyện của bạn. Chẳng hạn như thông qua quy trình sáng tạo của mình. Những người nhà thiết kế luôn có người đại diện để mời gọi người xem tham gia vào các studio của họ.

Vì sao nhà thiết kế đồ họa cũng cần biết về storytelling

Vì khi những người xem chỉ có thể thấy những tuyệt tác cuối cùng, họ sẽ không thể nào hiểu được những giây phút sống chết, quá trình kham khổ và mức độ tỉ mỉ được đầu tư vào tác phẩm. Vậy nên, hãy cho mọi người thấy những điều trên bằng cách những video clips, hình ảnh hậu trường và câu từ diễn đạt chúng.

Chia sẻ về thói quen sáng tạo

Mọi người có thường hỏi rằng liệu nhà thiết kế có bất cứ thói quen sáng tạo nào không? Các thói quen luôn hấp dẫn người xem vì chúng không bị giới hạn bởi những lĩnh vực nhất định hay bất cứ nguyên tác nào, mà người ta lấy cảm hứng từ những việc do chính họ làm. Thẳng thắn mà nói, mọi người luôn thích được nghe chuyện chân thật và đáng quan tâm về việc người khác làm.

Vì sao nhà thiết kế đồ họa cũng cần biết về storytelling

Mọi người thường có xu hướng không bao giờ nể phục đến một người lúc nào cũng nói “Tôi có hứng thì tôi mới làm”. Nhưng ngược lại, một nhà thiết kế cần mẫn đến studio hằng ngày vào lúc 7 giờ sáng và thường xuyên làm việc với cường độ cao sẽ dễ “lấy lòng” người xem hơn.

Kể chuyện theo nhiều cách trên nhiều phương tiện khác nhau

Ngày nay, bạn có rất nhiều kênh truyền thông để bạn khai thác lối kể chuyện của mình. Nếu bạn có blog cá nhân, thì hãy xem nó như là một trong những cách tự nhiên nhất để bạn chia sẻ quy trình làm việc và thói quen hằng ngày.

Vì sao nhà thiết kế đồ họa cũng cần biết về storytelling

Ví dụ như Instagram sẽ là ông trùm trong việc giúp bạn chia sẻ một loạt các hình ảnh về quy trình sáng tạo, song song đó, blog lại là lựa chọn tốt nhất để viết về những điểm nhấn trong thói quen làm việc hằng ngày. Nếu bạn không phải là người viết giỏi, thì không sao cả, bạn có thể viết caption ngắn bên dưới những bức hình, những tác phẩm của bạn để thể hiện rõ hơn về ý tưởng, nguồn cảm hứng cho ra đời tác phẩm đó.

Ảnh: Sưu tầm

Bài viết khác