Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Sắc hiệu trong thiết kế nhận diện thương hiệu

Sắc hiệu hay dấu hiệu nhận biết thương hiệu qua màu sắc là một trong những công cụ hữu hình hóa thương hiệu đắt giá trong thiết kế nhận diện thương hiệu.

Các loại màu trong sắc hiệu

Trong sắc hiệu có 4 loại màu sau đây.

Màu chủ đạo

Đây là màu chính xủa thương hiệu, chiếm phần diện tích nhiều nhất trong thiết kế nhận diện thương hiệu, thiết kế truyền thông thương hiệu.

Màu nhấn

Màu nhấn là màu quan trọng thứ hai trong sắc hiệu, sau màu chủ đạo. Màu nhấn là màu nổi bật, gây chú ý nhất trong bản thiết kế truyền thông thương hiệu. Tuy nhiên, thông thường, tỉ lệ diện tích màu nhấn sẽ nhỏ hơn nhiều so với màu chủ đạo. Và khi thương hiệu chọn sắc hiệu là màu đơn sắc thì sẽ không có màu nhấn.

Sắc hiệu trong thiết kế nhận diện thương hiệu

Ảnh: Designer

Màu bổ trợ

Là màu có tác dụng làm nổi bật màu chủ đạo hay màu nhấn trong thiết kế thương hiệu nhận diện và truyền thông thương hiệu. Thông thường người ta sẽ chọn màu nhạt cùng tông với màu chủ đạo, màu chân thật tự nhiên để làm màu bổ trợ.

Màu sáng tạo

Bạn có thể hiểu màu sáng tạo là màu không có trong hệ thống nhận diện sắc hiện. Màu sáng tạo thường được tạo ra để phù hợp với chương trình truyền thông của thương hiệu.

>> Xem thêm: Màu sắc trong thiết kế thương hiệu: Khởi đầu đã là một thử thách

Vai trò của sắc hiệu trong thiết kế nhận diện thương hiệu là gì?

Dấu hiệu nhận diện

Màu sắc là một trong những thành phần cấu tạo không thể thiếu khi thiết kế logo và là dấu hiệu nhận biết quan trọng của thương hiệu. Vì sắc hiệu mang lại hiệu quả truyền thông cao cho cả hai loại hình truyền thông tĩnh và động. Trong thiết kế truyền thông thương hiệu thì các dấu hiệu nhận biết như slogan, tên thương hiệu có thể không xuất hiện. Nhưng sắc hiệu thì luôn xuất hiện với tỉ lệ màu chủ đạo, màu bổ trợ, màu điểm nhấn chính xác.

Thông tin thương hiệu

Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa tâm lý khác nhau. Màu sắc mang đến cảm giác sinh lý cho người tiêu dùng khi nhìn. Bởi thế mà mỗi màu sắc đều góp phần giúp những thông tin truyền tải đến khách hàng được rõ ràng hơn.

Sắc hiệu trong thiết kế nhận diện thương hiệu

Ảnh: FPT Polytechnic

Tạo sự khác biệt

Trên thị trường hiện nay, màu sắc là công cụ góp phần tạo nên sự khác biệt của thương hiệu. Vì màu sắc vốn đã khác biệt rồi. Hơn hết, màu sắc còn là công cụ mạnh cho thương hiệu trong cuộc cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.

Tạo ấn tượng

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng màu sắc tạo nên ấn tượng cho mắt dẫn đến việc hình thành sự nhớ cho bộ não dễ dàng hơn là những hình không màu hay quá nhiều màu cùng một tông. Bởi màu sắc tạo nên tình cảm, cảm xúc của người nhìn và mỗi cá nhân đều có màu yêu thích. Nên những hình ảnh có màu nhấn, màu chủ đạo và màu bổ trợ, có độ tương phản màu tốt,… đều tạo được ấn tượng cao cho thương hiệu trong mắt khách hàng.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về ý nghĩa màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Tỷ lệ màu trong sắc hiệu

Chúng ta cần cân nhắc đến tỷ lệ sắc hiệu trong logo, trong thiết kế truyền thông thương hiệu, hình ảnh hiệu và cả trong thiết kế bao bì sản phẩm nữa.

Tỷ lệ sắc hiệu trong thiết kế logo

Mỗi logo đều có tỷ lệ màu riêng. Trường hợp mage logo chỉ có một màu thì tỷ lệ màu chủ đạo chiếm 100%. Với những logo có hai hoặc ba màu thì tỷ lệ màu chủ đạo thường chiếm khoảng 70%, còn lại là màu nhấn và màu bổ trợ. Còn khi logo có quá nhiều màu thì tỷ lệ màu sắc được giữ ngang bằng nhau để để tạo sự cân đối cho logo.

Sắc hiệu trong thiết kế nhận diện thương hiệu

Ảnh: DoanhnhanPlus

Tỷ lệ sắc hiệu trong thiết kế truyền thông thương hiệu

Trong hiết kế truyền thông thương hiệu, tỷ lệ màu cả các mẫu thiết kế không nhất thiết phải giống với thiết kế logo. Thay vào đó cần nghiên cứu kỹ để có tỷ lệ phù hợp giữa màu chủ đạo, màu nhấn hay màu bổ trợ.

Màu sắc của hình ảnh hiệu

Khi sử dụng hình ảnh trong thiết kế truyền thông, bạn nên chọn màu có cùng tông hay gần giống với sắc hiệu. Nhằm đảm bảo quy định về % tỷ lệ màu sắc trong thiết kế truyền thông.

Tỷ lệ sắc hiệu trong thiết kế bao bì

Bao bì sản phẩm lại có bộ nhận diện thương hiệu. Nên tốt nhất là bạn hãy tách biệt nó với bộ nhận diện của doanh nghiệp. Trong bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm cũng được chia thành hai phần là thiết kế dấu hiệu nhận diện thương hiệu và thiết kế truyền thông thương hiệu. Yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm là tính chất màu sắc sản phẩm, công dụng, đối tượng khách hàng hướng đến,…

Bài viết khác