Những lưu ý khi thiết kế và in poster
Poster là một phần quan trọng trong hệ thống POSM của thương hiệu. Thiết kế và in poster có nhiều vấn đề cần lưu ý để có thể đảm bảo chất lượng poster.
Poster là một phần quan trọng trong hệ thống POSM của thương hiệu. Thiết kế và in poster có nhiều vấn đề cần lưu ý để có thể đảm bảo chất lượng poster. Ngày nay, khi mà việc xây dựng thương hiệu ngày càng quan trọng, thì việc chú ý đến thiết kế hình ảnh nhận diện thương hiệu càng cần thiết. Ngoài hệ thống đại diện thương hiệu như logo, bussiness card, profile company, bao bì, … thì POSM là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu. Poster chính là yếu tố hầu như không thể thiếu trong bộ POSM, cũng là phần rất cần thiết trong những chiến dịch marketing offline của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vì là một ấn phẩm với kích cỡ thường lớn và là yếu tố gây chú ý với người dùng mà poster cần phải đẹp và ấn tượng. Nhưng cũng chính vì là thiết kế in ấn mà các nhà thiết kế và doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý đến poster để tránh những sai lầm đáng tiếc gây lãng phí chi phí và thời gian.
1. Bảng màu
Sử dụng hệ thống màu nào là yếu tố cực kỳ quan trọng trong thiết kế poster, bởi nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng poster sau khi in ra. Bạn đang dùng hệ thống màu RGB hay CMYK? Để thiết kế cho một ấn phẩm bạn hãy sử dựng chế độ màu CMYK. Hệ thống màu RGN chỉ phù hợp cho các loại thiết bị tạo ánh sáng màu như màn hình mánh tính, máy ảnh, chứ hoàn toàn không mã hóa trên các thiết bị máy in và mực in. Điều này dẫn đến việc có thể máy in sẽ không hiểu các thông số màu trên tập tin.
Ngoài ra, khả năng hiển thị của hệ màu RGB cũng lớn hơn CMYK, điều này gây ra khả năng màu bạn dùng trong hệ RGB sẽ không tương ứng với hệ CMYK trên máy tin, dẫn đến việc máy in sẽ không hiển thị chính xác màu so với thiết kế.Vì vậy, khi bạn dùng màu RGB cho thiết kế poster, sản phẩm của bạn sau khi in ra sẽ có rất nhiều sự khác biệt về màu sắc với thiết kế ban đầu của bạn trên máy tính.
2. Độ phân giải
Một trong những sai lầm làm thời gian in bị kéo dài là việc xưởng in gửi lại các tập tin về độ phân giải file hình quá thấp. Khi độ phân giải thấp, kết quả cuối cùng mà bạn nhận được là một tờ giấy với những đám mực mờ nhạt và loang lỗ. Hoặc một sai lầm khác là độ phân giải file quá cao. Khi file thiết kế cho máy in có độ phân giải quá cao bạn sẽ cần nhiều mực in hơn để thể hiện đúng các hình ảnh, dẫn đến việc mất nhiều hơn chi phí.
Vì vậy, trước khi bắt tay vào thiết kế poster bạn cần điều chỉnh độ phân giải ảnh phù hợp, mức tối thiểu là 300 DPI. Hoặc bạn có thể chọn phương án chuyển thiết kế của bạn sang dạng vector, vì hình ảnh ở định dạng này không phụ thuộc vào mật độ điểm ảnh, bạn hoàn toàn có thể dùng cho các ấn phẩm có kích thước hoặc nhỏ khác nhau và không sợ bị ảnh hưởng chất lượng file sau khi in.
3. Kích cỡ
Kích thước poster phổ biến là A2 (594 x 420 mm), A3 (420 x 297 mm), A4 (297 x 210 mm). Khi thiết kế poster, bạn nên chú ý đến kích thước yêu cầu cùa poster, tránh những thiết kế sai yêu cầu và hoàn toàn không thể chỉnh sửa, dẫn đến việc mất thời gian làm lại. Một lỗi nghiêm trọng trong in ấn poster là bạn không chừa không gian máy in hoạt động, tức là không chừa lề dẫn đến việc bản in bị mất nội dung. Người thiết kế cần nghĩ đến việc này và khắc phục bằng cách làm làn nền thiết kế ra ngoài thiết kế tiêu chuẩn khoảng 2 – 5 mm. Sau đó bạn có thể đặt đánh dấu kích thước thật của sản phẩm.
4. Kỹ thuật in
Chúng ta có 2 kỹ thuật in phổ biến: kỹ thuật số và litho. Việc sử dụng kỹ thuật nào phụ thuộc vào kinh phí chất lượng của bản in mà bạn mong muốn. In kỹ thuật số được thực hiện với máy in phun hoặc máy in laze, kỹ thuật in này rẻ và nhanh hơn. In kỹ thuật số thích hợp cho những sản phẩm có kích thước nhỏ và số lượng mẫu in tương đối. Nếu cần những sản phẩm có kích thước lớn và số lượng nhiều, bạn nên cân nhắc dùng litho bởi đây là kỹ thuật in dùng hệ thống máy móc công nghiệp, có thể mang đến những sản phẩm in chất lượng cao, mặc dù chi phí và thời gian có cao hơn in kỹ thuật số.