Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

4 Điều nhà thiết kế trẻ thường lầm tưởng về khả năng sáng tạo

Nhà thiết kế là người phải sáng tạo. Có nhiều nhà thiết kế trẻ lo sợ không thể sáng tạo được, vì hiểu sai về khả năng sáng tạo của người làm thiết kế.

Nhà thiết kế là người phải sáng tạo. Có nhiều nhà thiết kế trẻ lo sợ không thể sáng tạo được, vì hiểu sai về khả năng sáng tạo của người làm thiết kế.Thiết kế là công việc đòi hỏi sự sáng tạo, nhà thiết kế cần phải luôn có ý tưởng trong đầu để có thể thiết kế ra những sản phẩm tốt nhất.

Nhưng chính điều này lại làm những nhà thiết kế trẻ, mới vào nghề tỏ ra lo ngại rằng, mình không có khả năng sáng tạo thiên bẩm, hay không đủ sức sáng tạo. Nhưng thực tế nổi lo ngại này xuất phát từ quan niệm sai lầm về khả năng sáng tạo. Dưới đây là 4 hiểu lầm thường gặp về khả năng sáng tạo.

4 Điều nhà thiết kế trẻ thường lầm tưởng về khả năng sáng tạo

Ảnh: csc.edu.vn

1. Sáng tạo là thiên bẩm

Đây gần như là sai lầm phổ biến nhất của các nhà thiết kế trẻ. Vì nghĩ rằng mình không có óc sáng tạo bẩm sinh mà không dám tham gia vào lĩnh vực thiết kế. Thật ra thì không hẳn như vậy. Đúng là sáng tạo thuộc về tố chất bẩm sinh. Nhưng quan trọng hơn cả là sự trau dồi, rèn luyện của bản thân nhà thiết kế.

Sự sáng tạo bắt nguồn từ cách nhìn thế giới qua một con mắt khác với cách thông thường, từ đó nảy sinh ra những cách nghĩ, cách làm hoàn toàn khác. Vì vậy, một người trang bị cho mình nhiều kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cùng tâm thế rộng mở, vẫn có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình.

2. Thử thách khó khăn nhất

Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, những bạn mới gia nhập vào “làng thiết kế” thường bâng khuâng đâu là rào cản lớn nhất của nhà thiết kế, để từ đó “né”. Nhưng đây là yếu tố không cố định, nó tuỳ thuộc vào mỗi nhà sáng tạo.

4 Điều nhà thiết kế trẻ thường lầm tưởng về khả năng sáng tạo

Ảnh: csc.edu.vn

Nếu nói thiết kế khó nhất là sáng tạo, hay khó nhất là tạo ra những tác phẩm “chiều lòng thực khách” là chưa chính xác. Khó khăn mà nhiều nhà thiết kế gặp phải nhất từ các cuộc khảo sát là làm cách nào để thuyết phục người khác về ý tưởng của nhà thiết kế. Điều này rất khác với việc bạn cố gắng thiết kế ra một sản phẩm “vừa mắt người nhìn”. Công việc của nhà sáng tạo là tạo ra sản phẩm làm thay đổi cách nhìn của công chúng chứ không phải ngược lại, bị công chúng chỉ đường.

3. Khan hiếm ý tưởng

Rất nhiều nhà thiết kế trẻ bâng khuâng rằng nếu nhà thiết kế hết ý tưởng thì làm thế nào. Dĩ nhiên, công việc sáng tạo rất khó khăn, nó luôn cần ý tưởng, mà con người không thể lúc nào cũng tự nhiên xất hiện ý tưởng trong đầu. Thực tế, những nhà thiết kế đã phải nghiên cứu, tìm tòi rất nhiều để có những ý tưởng thú vị.

Thực tế là nhà thiết kế có rất nhiều nguồn để tìm ý tưởng. Họ có thể thường xuyên cập nhật xu hướng thiết kế mới, tham khảo ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau. Nhà sáng tạo còn có thể tìm cảm hứng từ cuộc sống, công việc và cả những mối quan hệ xung quanh. Họ sẽ phải quan sát thật kỹ lưỡng mọi thứ xung quanh họ và phải nhạy cảm với những điều đó. Để từ những “tư liệu” ấy, sẽ nảy sinh ra những ý tưởng mới.

4 Điều nhà thiết kế trẻ thường lầm tưởng về khả năng sáng tạo

Ảnh: csc.edu.vn

4. Luôn được đồng tình

Thật ra thì nhà sáng tạo là người thường xuyên bị phủ nhận nhất. Vì sáng tạo, tìm ra những phương án, giải pháp mới, đôi khi hoàn toàn khác với những gì hiện đang có. Mà con người thường có xu hướng phủ nhận những gì  mà họ không “quen mắt”. Bởi thế nhà sáng tạo còn cần là một nhà thuyết trình tốt, có thể thuyết phục người khác nhận ra nét độc đáo trong tác phẩm của mình.

Nhà sáng tạo còn cần là một người kiên định, bởi nếu không kiên định, khi chỉ có mình là mang ý tưởng khác với mọi người, nhà sáng tạo sẽ rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý. Sự ảnh hưởng này cũng là điều dễ hiểu và xuất phát từ tâm lý chung của con người. Nhưng đã là người mang trọng trách tạo ra những cái mới, những cái khác biệt thì nhà thiết kế cần vượt qua tâm lý này, để kiên định với ý tưởng của mình.

Address

195 Phan Văn Hân, Phường 17
Quận Bình Thạnh, TP HCM