Định dạng thiết kế logo
Trang bị kiến thức về tập tin, định dạng thiết kế logo sẽ giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn khi hợp tác với đơn vị thiết kế hình ảnh thương hiệu.
Dưới đây là một số điều cơ bản nhưng rất hữu ích khi bạn đang thực hiện thiết kế logo thương hiệu.
Vector và Raster là hai định dạng tệp chính
Tệp Vector có điểm chính xác về mặt toán học, bạn có thể chỉnh tỷ lệ thành bất kể kích thước nào, phóng to thu nhỏ mà vẫn giữ nguyên chất lượng và độ phân giải. Thông thường sau khi dự án thiết kế logo hoàn tất, nghiệm thu, bên thiết kế phải bàn giao cho doanh nghiệp tệp Vector để doanh nghiệp sử dụng sau này. Các tập tin Vector gồm AI, PDF và .EPS.
Tệp Raster dựa trên pixel. Vì thế khi phóng hình quá to, sẽ làm hình bị mờ, bị vỡ pixel. Tập tin Raster gồm có định dạng JPEG, PNG, GIF.
JPG là định dạng phổ biến nhất
JPG thường được sử dụng cho hầu hết môi trường hiển thị của logo thương hiệu, kể cả kỹ thuật số và sản phẩm in ấn truyền thông. Nó phổ biến vì bạn có thể giảm kích thước tệp và nén nó, hầu hết người dùng đều có thể lưu về máy và chia sẻ hình ảnh JPG dễ dàng.
>> Xem thêm: Những điều có thể bạn chưa biết về định dạng thiết kế logo
Nhược điểm của dạng tệp này là chất lượng bị giảm, nếu nén kích thước logo quá nhiều logo sẽ bị biến dạng.
PNG có nhiều ưu điểm
PNG là định dạng logo dựa trên pixel, có hỗ trợ hình ảnh trong suốt. Tệp logo PNG, thường được sử dụng cho văn phòng phẩm và website. Khi giảm kích thước logo PNG, chất lượng logo không bị ảnh hưởng nhiều. Các nhà thiết kế thường sử dụng định dạng này vì nó cho độ chính xác về màu sắc khá cao.
Tuy nhiên hạn chế của logo định dạng PNG là kích thước tệp sẽ lớn hơn so với tệp JPG, nên có thể ảnh hưởng đến quá trình tải trang web.
PDF là lựa chọn tối ưu
PDF là lựa chọn tốt nhất để lưu thiết kế logo khi công việc đang diễn ra, vẫn còn sửa chữa. Định dạng này cho phép bạn xem hình ảnh có độ phân giải cao. Nó cũng có thể sử dụng hầu hết với các trình duyệt, thiết bị, giúp bạn xem dễ dàng khi đang di chuyển mà không cần bất cứ phần mềm hỗ trợ nào. Thông thường các đơn vị thiết kế hình ảnh, thiết kế logo chuyên nghiệp sẽ gửi logo ở định dạng PDF cho khách hàng trong quá trình thiết kế diễn ra.
>> Xem thêm: Những định dạng tệp Logo bạn cần biết
Tệp AI chỉ hoạt động trên Illustrator
Dù có cùng ưu điểm với tệp PDF, nhưng tệp AI chỉ hoạt động trên Illustrator với phiên bản tương thích mà thôi.
Tệp EPS tốt nhất cho mọi độ phân giải
Các loại tệp EPS cho phép thay đổi kích thước hình ảnh logo theo yêu cầu mà vẫn đảm bảo độ phân giải rõ nét.
Tệp SVG dựa trên văn bản
SVG là loại tệp logo mới nhất, có hỗ trợ chia tỷ lệ hình ảnh thành bất cứ độ phân giải nào. Tệp SVG được mã hóa bằng XML – loại ngôn ngữ lập trình dựa trên văn bản. Vì thế, chỉ những thiết bị kỹ thuật số và trình duyệt hỗ trợ định dạng này mới có thể đọc tệp SVG.
Tệp INDD phù hợp với tùy chọn bố cục
Các tệp định dạng IDNN thường được sử dụng cho sách điện tử, tạp chí, báo…Bạn có thể tạo và lưu tệp logo INDD trong Adobe Indesign để tạo ra các thiết kế dựa trên bố cục, nội dung, kiểu chữ và đồ họa.
Tệp TIFF dùng để in
Tệp TIFF có kích thước lớn hơn tệp JPEG, có thể nén hoặc không nén trong khi vẫn giữ nguyên dữ liệu hình ảnh logo ban đầu khi bạn sao chép và nén lại nhiều lần.
Cập nhật thêm các thông tin hữu ích về thiết kế logo khác tại Lebrand bạn nhé.