Để làm chủ màu sắc khi thiết kế logo (P.1)
Màu sắc là ngôn ngữ chung trong thiết kế. Nếu làm chủ được màu sắc, có thể giúp truyền tải thông điệp của thương hiệu, tạo nên đột phá trên thị trường.
Việc sử dụng màu sắc cho các thiết kế không hề đơn giản, đặc biệt đúng trong trường hợp thiết kế logo. Nếu định áp dụng lý thuyết màu sắc vào quá trình sáng tạo của mình thì cần phải chú ý tới việc chúng sẽ hiệu quả thế nào trong thực tế.
Để có một bảng phối màu tốt, nhà thiết kế không những phải nắm vững những lý thuyết về sử dụng màu sắc, mà còn phải am hiểu thật tường tận về chúng trong thực tế sử dụng.
1. Hiểu được lý thuyết màu
Điều quan trọng là cần hiểu sự khác biệt giữa tâm lý màu sắc và chủ nghĩa tượng trưng màu sắc.
Chủ nghĩa tượng trưng màu sắc là điểm tương tác giữa màu sắc và văn hóa: ví dụ đỏ tượng trưng cho giàu sang và tài lộc ở Trung Quốc trong khi màu trắng được sử dụng để đại diện cho cái chết.
Tâm lý màu sắc đi sâu và gắn liền với cách con người phản hồi lại màu sắc ở một mức độ vô thức. Trong thuật ngữ rộng lớn, màu đỏ là một màu vật lý, màu nội tạng, trong khi màu xanh thì tươi mát hơn. Màu vàng thì năng động và đầy cảm xúc, trong khi màu lục thì tự nhiên và cân bằng.
Tất cả sự kết hợp này bao gồm các nghĩa tích cực và tiêu cực, màu và tông màu cũng có thể kết hợp với các hành vi của chủ nghĩa biểu tượng cá nhân và văn hóa. Tầm quan trọng của hiệu ứng tâm lý đủ lớn để được xem như một phần của bất cứ thiết kế logo nào.
2. Tiếp cận một cách tinh tế hơn
Có rất nhiều cách khác nhau khi chọn bảng phối màu cho thương hiệu, từ vòng màu cơ bản tới sự phối hợp giữa tâm lý và văn hóa phức tạp. Nhà tâm lý học màu sắc Angela Wright đã tạo ra Colour Affects System mà trong đó các sắc thái, tông màu được phân loại thành một trong bốn nhóm. Các bảng phối màu được vẽ trong cùng một nhóm nhìn hài hòa hơn.
Màu sắc nhóm 1 tươi, thanh nhã, ấm và không có màu đen. Chúng bao gồm màu đỏ tươi, màu san hô, màu xanh da trời hoặc màu đào. Những màu trong nhóm này thể hiện sự thân thiện, tinh nghịch và lạc quan và đây là những màu lý tưởng cho các thương hiệu trẻ nhưng ngược lại có thể trông thiếu sự nghiêm túc.
Màu sắc nhóm 2 có nhiều xám hơn và vì vậy cũng tinh tế hơn như là nâu sẫm hoặc mùa hoa lavender. Chúng truyền tải phong cách, sự duyên dáng và thanh lịch cho các thương hiệu sang trọng hơn và thườn được dùng một cách riêng lẻ, ít được dùng để thiết kế logo.
Những màu nhóm 3 tạo cảm giác ấm, gắt và nóng, được trộn chung với màu đen như đỏ cà chua, cam rám nắng, màu olive hoặc cà tím. Chúng là màu mang tính bền vững, thường xuyên được dùng để truyền đạt sức mạnh và sự chính trực nhưng có nguy cơ trở nên lỗi thời và dễ đoán.
Cuối cùng, màu nhóm 4 trông rõ ràng, khỏe và đơn điệu như là đen, trắng hoặc vàng chanh. Những màu này chứa đựng sự tự tin và sự hiện đại. Thường đượcc các thương hiệu công nghệ sử dụng.
Ảnh: RGB.vn
Còn tiếp