Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Typepface trong thiết kết thương hiệu

Typeface và font thường hay bị nhầm lẫn là một, nhưng thực tế đó là hai khái niệm rất khác nhau. Dùng typeface tốt sẽ mang đến cho thiết kế nhiều lợi ích.

Typeface hay còn được gọi là Font family – kiểu chữ, là một bộ các chữ cái có cùng điểm chung trong thiết kế. Ngày nay vẫn còn không ít nhà thiết kế nhầm lẫn typeface và font chữ với nhau, vì 2 cái này thường được dùng đan xen trong nhiều trường hợp, thậm chí đôi còn thay thế lẫn nhau trong các thiết kế.

>> Xem thêm: Font chữ truyền tải cảm xúc thiết kế thương hiệu như thế nào?

Typeface là gì?

Typeface là tập hợp các ký tự, mỗi ký tự đại diện cho một chữ cái, số, dấu câu và các biểu tương khác. Typeface là một định nghĩa rộng lớn, nó bao gồm font chữ, vì nó không bị giới hạn bởi kích thước và định dạng chữ. Lấy ví dụ cụ thể là khi nói đến Arial người ta sẽ nói là typeface Arial, nhưng nếu nói font thì phải là font Arial Bold Italic.

Typepface trong thiết kết thương hiệu

Typeface được phân chia dựa vào đặc điểm của chữ, có 6 loại phổ biến nhất.

  • Serif typeface: Đây là loại typeface nó nét phụ ở cuối nét chính của chữ. Còn được gọi là chữ có chân, phần nét phụ thêm được gọi là chân chữ. Serif thường được dùng nhiều cho các văn bản, sách vở, phổ biến nhất là timeroman và Garamond.

Typepface trong thiết kết thương hiệu

  • Sans serif typeface: Là kiểu chữ ngược lại với Serif, tức là đây là những chữ cái không có phần chân phía dưới. Sans serif điển hình là Arial và Futura.

Typepface trong thiết kết thương hiệu

  • Script: Là một dạng typeface mô phỏng chữ viết tay, vì thế kiểu chữ này mang tính nghệ thuật sao hơn. Người ta thường không sử dụng Script trong các văn bản vì gây khó đọc, mà thay vào đó là các thiết kế quảng cáo hay danh thiếp. Script phổ biến là Coronet và Zapfino.

>> Xem thêm: Tâm lý học về font chữ là gì?

Typepface trong thiết kết thương hiệu

  • Ornamental / Novelty / Display: Đây là một typeface chỉ được sử dụng trong trang trí và thiết kế, vì nó mang hơi hướng nghệ thuật rất nhiều. Kiểu chữ này thường được dùng trong thiết kế poster, tiêu đề phim hay bìa sách.

Typepface trong thiết kết thương hiệu

  • Mimicry: Là typeface trang trín với phong cách mô phỏng lại kiểu chữ của một ngôn ngữ khác như tiếng Trung, Hàn hay Ấn. Vì thế mà kiểu chữ này tạo cảm giác “ngoại ngữ” trong thiết kế.
  • Monospaced: Nếu nhìn tổng thể thì đây là một kiểu chữ rất ấn tượng. Typeface này có tất cả các chữ bằng nhau và kích thước chiều dài và chiều ngang, kể cả các dấu, ký hiệu và biểu tượng. Typeface Monospaced điển hình là Courier.

Typeface dùng trong trang trí và thiết kế

Có nhiều loại typeface có cá tính riêng biệt và mạnh mẽ hơn thường được dùng cho hiển thị, trang trí và thiết kế các sản phẩm mang tính nghệ thuật hay biểu trưng. Những typeface kiểu này thường khá độc đáo, tạo cảm hứng thị giác rất tốt, nhưng sẽ mang đến cảm giác khó đọc cho người nhìn. Vì thế mà chúng không được sử dụng nhiều để truyền đạt một thông tin nào đó.

Typepface trong thiết kết thương hiệu

Typeface trang trí có nhiều cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà thiết kế. Ví dụ như một font đơn giản, in hoa được dùng cho một tiêu đề bắt mắt trong khi kiểu in đậm của font cũng phù hợp với cách sắp xếp cụm từ. Khi ứng dụng typeface vào thiết kế, người ta thường dựa vào nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là mục đích của text typeface.

Typepface trong thiết kết thương hiệu

Chẳng hạn, khi muốn truyền tải một thông điệp rõ ràng để người xem có thể nhìn từ xa trong thời gian ngắn nhưng vẫn có thể hiểu hết thông điệp, thì nhà thiết kế sẽ ưu tiên những typeface đơn giản, dễ đọc như Sans serif hay serif. Trong khi muốn mang đến cảm giác nghệ thuật trên bản thiết kế danh thiếp hay poster thì người ta sẽ dùng các tygeface “màu mè” hơn là Ornamental hay Mimicry.

Khi sử dụng typeface bạn cần lưu ý về mục đích sử dụng. Tức là sử dụng typeface vào đúng mục đích hiển thị và không nên lạm dụng nó. Vì việc chọn và dùng typeface nào sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc truyền tải thông điệp của bản thiết kế.

Ảnh: Sưu tầm

Bài viết khác