Swiss Style và những nguyên tắc thiết kế
Cho đến hiện ta, nhiều phong cách thẩm mỹ đã “đến và đi” trong thiết kế, nhưng các hướng dẫn của Swiss Design chưa bao giờ rời bỏ chúng ta, nó là nền tảng cho thiết kế đồ họa.
Nguồn gốc của Swiss Design
Swiss Desgin (hay The International Style of Design) đã bắt đầu xuất hiện trong Thế chiến II ở Thụy Sĩ. Sau đó Swiss Design phát triển mạnh trong thiết kế logo và xây dựng thương hiệu hình ảnh cho các tập đoàn Mỹ.
Phong cách này không chỉ giới hạn trong thiết kế đồ họa, mà còn lan rộng hơn trong thế giới nghệ thuật. Những nhà thiết kế theo phong cách Swiss Desgin xem thiết kế là truyền thông điệp, các thiết kế hướng đến sự rõ ràng và trật tự chứ không sự lập dị hay cảm xúc cá nhân.
Những nguyên tắc của Swiss Design
Truyền tải thông điệp qua những gì đơn giản nhưng có mục tiêu là nguyên tắc hàng đầu của Swiss Design.
Swiss Design cần đảm bảo sự rõ ràng, có trật tự, và là một ngôn ngữ trực quan mà cả thế giới có thể hiểu được. Swiss Design là một phong cách thiết kế ủng hộ chủ nghĩa tối giản, tinh tế, không có nhiều họa tiết trang trí và cố gắng loại bỏ tất cả những thứ không cần thiết.
Để trật tự trực quan và có tổ chức, người ta đã sử dụng hệ thống lưới chữ (typographics grid). Kiểu chữ phổ biến của phong cách này là sans-serif, canh thẳng hàng lề trái, không căn lề phải. Akzidenz Grotesk sau này đổi tên thành Helvetica là font chữ được ưa chuộng nhất vì được đánh giá là thực dụng mà không bị cách điệu.
Các nhà thiết kế Swiss Design đã dùng nhiều kích thước khác nhau cho các chi tiết thiết kế để tạo ra hiệu ứng thị giác để phân cấp thông tin.
Bố cục thiết kế được xếp theo xu hướng không đối xứng trên hệ thống lưới được xây dựng bằng toán học. Khi hệ thống lưới được xây dựng bằng toán học, chúng sẽ tạo ra một thiết kế thống nhất trực quan. Sự thống nhất cũng được duy trì thông qua việc lặp lại màu sắc và các hình học. Nhờ vậy, khoảng trắng được chú ý hơn vì tính thẩm mỹ tối thiểu.
Chiều sâu cũng là một nguyên tắc cơ bản của thiết kế Swiss Design. Loại bỏ các chi tiết trang trí rườm rà sẽ giúp thiết kế trông có chiều sâu hơn.
Thật thú vị khi Swiss Design đôi khi bị chỉ trích là “công thức” và “nhàm chán” đã cho ra những tác phẩm giống thiết kế thời nay: không trang trí mà tập trung vào giải quyết các vấn đề với hiệu ứng, bố cục và sự thể hiện.
Ảnh: idesign