Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Nguyên tắc phối màu trong quảng cáo

Màu sắc là yếu tố làm nên một thiết kế quảng cáo. Để có một quảng cáo bắt mắt bạn cần phải phối màu thật tốt theo những nguyên tắc nhất định.

Một số khái niệm cơ bản

  • Màu dương tính: là màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản : Đỏ, xanh lá cây và xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.
  • Màu âm tính: Là màu được xác định bởi sự hấp thụ ánh sáng. Ví dụ: khi màu xanh lục, đỏ cánh sen và vàng được phối với nhau sẽ ra màu nâu đen.

Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại. Hiểu được điều này bạn có thể xác định và chỉnh sửa trục màu sắc dễ dàng hơn trong thiết kế.
Ví dụ: Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh.

Nguyên tắc phối màu trong quảng cáo

Ảnh: SMO

Cách dùng màu

• Cấp thứ nhất (Primary): Dùng 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau.
• Cấp thứ hai (Secondary): Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây… Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn.
• Cấp thứ ba (Tertiary): Từ 3 màu căn bản: Đỏ – Vàng – Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím.

Không có màu đen, màu xám hay màu trắng vì màu trắng là sắc độ tối thiểu của một màu trong 12 màu trên vòng tròn màu, màu xám và đen chính là sắc độ màu tối đa của những màu trên.

Nguyên tắc phối màu trong quảng cáo

Ảnh: finitura.de

Trình tự hối màu

  • Bước 1: Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.
  • Bước 2: Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
  • Bước 3: Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản. Ví dụ: Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau: Màu Gạch cua – Xanh ve chai. Da cam – Xanh dương. Nghệ – Chàm. Vàng – Tím. Vàng xanh – Đỏ tím… Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên. Ví dụ Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được. Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.
  • Bước 4: Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.
Nguyên tắc phối màu trong quảng cáo

Ảnh: Sưu tầm

Những màu tương phản ít người biết

Có phải bạn từng nghĩ là màu trắng của giấy là màu tương phản với màu đen của mực? Nếu là dân thiết kế quảng cáo thì bạn nên bỏ ngay quan niệm sai lầm đó nhé, vì thực tế:

1. Mực đen trên giấy vàng.2. Mực xanh lá cây trên giấy trắng.
3. Mực xanh dương trên giấy trắng.
4. Mực trắng trên giấy xanh dương.
5. Mực đen trên giấy trắng.
6. Mực vàng trên giấy đen.
7. Mực trắng trên giấy đỏ.
8. Mực trắng trên giấy xanh lá cây.
9. Mực trắng trên giấy đen.
10. Mực đỏ trên giấy vàng.
11. Mực xanh lá cây trên giấy đỏ.
12. Mực đỏ trên giấy xanh lá cây.

 

Bài viết khác