Lebrand: Sáng tạo nhất định phải có quy trình
Nhiều người cho rằng sáng tạo là “bất quy tắc”, thế nhưng với Lebrand, sáng tạo trong thiết kế thương hiệu phải có quy trình. Vì sao và quy trình thế nào?
Dĩ nhiên, đã gọi là sáng tạo thì không nên có khuôn mẫu, nhưng để ý tưởng hiệu quả thì quy trình phù hợp là rất cần thiết. Quy trình này sẽ đảm bảo quá trình sáng tạo mang đến hiệu quả cao nhất. Đây chính là quan điểm và tác phong làm việc của Lebrand – một thương hiệu chuyên thiết kế thương hiệu. Trong bài viết này, các chuyên gia sáng tạo tại Lebrand bật mí về quy trình sáng tạo 4 bước của mình.
Bước 1: Nghiên cứu, thu thập thông tin, tạo bản tóm tắt công việc và xác định mục tiêu
Một nhà thiết kế chia sẻ: “Bản thân tôi là một designer, trước khi bắt đầu bất cứ một dự án tôi có thói quen, ghi chú lại tất cả mọi thứ, càng nhiều thông tin đa dạng càng tốt.” Bởi tìm hiểu, thu thập kiến thức và thông tin liên quan xoay quanh chủ đề dự án là rất quan trọng đối với sản phẩm thiết kế.
Theo các nhà thiết kế, khi đã nắm được những thông tin cần thiết về công việc sắp tới mình chuẩn bị thực hiện thì họ sẽ chọn lọc ra những tính từ (adjective) và từ khóa (keyword) phù hợp với mục tiêu của dự án đề ra. “Từ khóa này sẽ giúp tôi định hình được phong cách chủ đạo của bản thiết kế, giúp tôi hiểu rõ mục tiêu cần đạt được, để từ đó tôi có thể thỏa sức sáng tạo mà không phải lo bị lạc đề. ” – một nhà thiết kế chia sẻ.
Bước 2: Brainstorm
Việc quan trọng ở bước này là bạn cần học được cách tìm ý tưởng ở bất cứ nơi đâu. “Cảm hứng, ý tưởng có thể đến từ bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Những đồ vật xung quanh, media, hay thứ gì đó phù hợp với tính từ mà bạn viết ra trong brief. Một trong những việc tôi hay làm nhất là lướt Internet, tìm hiểu và xem qua các dự án đã được thực hiện từ trước để làm nguồn cảm hứng, và cũng xem lại những dự án mình đã từng thực hiện. Tôi cũng có thói quen tải về rất nhiều hình ảnh để làm tư liệu tham khảo. Sau khi cảm thấy đủ, tôi bắt đầu tạo dựng mối liên kết giữa chúng với nhau. Việc này như lắp ráp từng mảnh ghép riêng lẻ để tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh vậy đó.” – một nhà thiết kế chia sẻ.
Đặc biệt, đây là giai đoạn chính yếu để sự sáng tạo và những ý tưởng độc đáo nhất xuất hiện. Nên nếu có một vài ý tưởng “điên rồ” ngoài lề thì cũng là một điều tốt. Thông thường các chuyên gia tại Lebrand sẽ triển khai nhanh chóng các ý tưởng, xem chúng có khả thi hay không, nếu không thì chuyển sang các ý tưởng khác ngay để đỡ mất thời gian.
Bước 3: Tổ chức kế hoạch – Phác thảo concept
Ở bước phác thảo (sketching), các nhà thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp sẽ nhìn lại mối liên hệ giữa các ý tưởng với nhau. Sketching và wire-framing sẽ cung cấp những yếu tố cần thiết, từ đó thực thi những giá trị cốt lõi của sản phẩm thiết kế. Theo lời khuyên từ các chuyên gia thì các bản sketch nên ngắn gọn và được thực hiện nhanh chóng nhằm có thời gian trải nghiệm với nhiều phương án và phong cách thiết kế khác nhau.
“Liên tục thay đổi, xem đi xem lại bản brief ban đầu, hoặc nếu cần có thể bổ sung thêm ý tưởng hay keyword đều được. Bởi dù sao, sáng tạo phải đúng đề, đúng brief thì mới chuyên nghiệp được. Trải qua rất nhiều lần sketching, tôi cuối cùng tìm được cho mình một hướng đi hay ho để áp dụng lên sản phẩm thiết kế. ” – một designer chia sẻ.
Bước 4: Thực thi (execute) sản phẩm và hoàn thiện thiết kế
Đây là bước cuối cùng của quy trình sáng tạo thiết kế thương hiệu. Theo Lebrand, đây là chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất trên sản phẩm, hoàn thiện chúng để cho ra một thiết kế tối ưu nhất. Một lưu ý nhỏ trong bước này là khi phát hiện điều gì đó không ổn trong lúc thực thi sản phẩm cuối cùng, Lebrand khuyên bạn không nên phá vỡ quy trình, mà hãy thêm vài chỉnh sửa tuy nhỏ nhưng cần thiết để chất lượng sản phẩm thêm phần hoàn thiện.
Ảnh: Internet