Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Microsoft và cuộc “khủng hoảng tuổi trung niên” - P1

Microsoft có tuổi 20 rực rỡ khi vượt mặt ông hoàng công nghệ thông tin thời bấy giờ là IBM. Nhưng ánh hào quang đã bị Apple cướp đoạt khi Microsoft bước sang tuổi 30.

Ngược lại thời cuối thập niên 90, khi Bill Gates còn cầm cương Microsoft, nhân viên nào lỡ miệng nói hệ điều hành biểu tượng của công ty sẽ có ngày suy yếu, anh ta sẽ lãnh đủ.
Kể cả sau khi Steve Ballmer thế chỗ Bill Gates vào năm 2000, đây vẫn là quy tắc bất di bất dịch tại công ty công nghệ trụ sở Redmond, tạp chí Economist hồi tưởng.
Satya Nadella - CEO Microsoft. Ảnh: Newyorker
Satya Nadella – CEO Microsoft. Ảnh: Newyorker

“Thuế chiến lược”

Mọi thứ Microsoft làm đều xoay quanh Windows, bồi đắp sự thống trị vốn đã vững chắc của hệ điều hành.
Sau khi Windows chi phối phần lớn máy tính cá nhân vào thập niên 80, Microsoft phát triển bộ Office dành riêng cho Windows, sau đó cũng nổi tiếng không kém.
Khi các máy tính tốc độ cao – được gọi là máy chủ – trở thành thiết bị tiêu chuẩn cho trung tâm dữ liệu nội bộ của các công ty, Microsoft bổn cũ soạn lại. Họ tạo ra một hệ thống phần mềm máy chủ bao gồm email, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng doanh nghiệp khác chỉ tích hợp với Windows.
Nhóm phần mềm quyền lực này là yếu tố giúp Microsoft hất cẳng IBM, trở thành công ty công nghệ giá trị nhất hành tinh vào giữa những năm 1990.
Lúc đó, Windows được coi như một loại “thuế” của các chiến lược, và nhiều chiến lược tiềm năng của Microsoft đã bị gạch bỏ vì Windows.
Microsoft và cuộc “khủng hoảng tuổi trung niên” - P1
Jay Leno cùng Bill Gates xuất hiện tại sự kiện truyền thông ra mắt Windowss 95. Đây là sự kiện được đánh giá
rất thành công, gây tiếng vang trên toàn thế giới.
Nhưng giờ gió đã xoay chiều tại Redmond. Sếp mới nhậm chức năm ngoái của công ty – Satya Nadella – sửng sốt khi nghe tới cụm từ “thuế chiến lược”.
Thay vào đó, ông nói các nhân viên một cách đơn giản là: “Hãy xây dựng những gì khách thích”. Nói cách khác, chiến lược của ông Nadella là “Mặc kệ Windows”.
Thật vậy, Office – bộ phần mềm văn phòng trứ danh của Microsoft hiện chạy trên cả hệ điều hành của công ty đối thủ.
Trước đây, cựu CEO Ballmer thậm ghét các hệ điều hành mã nguồn mở như Linux, ông gọi chúng là “bệnh ung thư” của làng công nghệ.
Giờ Microsoft lại tung hô các phần mềm nguồn mở miễn phí. Trong một sự kiện hồi tháng 10, CEO Nadella còn thuyết trình trên nền slide chạy dòng chữ: “Microsoft yêu Linux”.

Quá khứ huy hoàng

Khi Microsoft ăn mừng sinh nhật lần thứ 40 vào ngày 4/4 tới, các lãnh đạo và cổ đông sẽ không khỏi bâng khuâng nhìn lại thời thanh xuân đã qua của công ty.
Microsoft ra đời khi ban nhạc gạo cội Captain & Tennille đánh chiếm các bảng xếp hạng âm nhạc của Mỹ với bài hát “Love will keep us together”. Microsoft có tuổi 20 rực rỡ khi vượt mặt ông hoàng công nghệ thông tin thời bấy giờ là IBM.
Nhưng ánh hào quang đã bị Apple cướp đoạt khi Microsoft bước sang tuổi 30. Mỉa mai thay, Apple cũng là một công ty “đồng trang lứa” với Microsoft.
Microsoft và cuộc “khủng hoảng tuổi trung niên” - P1
Năm 2000, Bill Gates giới thiệu nguyên mẫu “Tablet PC” chạy phiên bản sửa đổi của Windowss.
Nhưng phải 10 năm sau, khi iPad của Apple ra đời, máy tính bảng mới thực sự cất cánh. 
Công thức hồi sinh Microsoft của ông Nadella là hành động càng nhanh và rời bỏ càng xa càng tốt hình ảnh của một công ty chỉ xoay vần quay Windows. Từ đó vươn lên trở thành một mạng lưới toàn cầu, bao gồm các trung tâm thông tin khổng lồ, phục vụ trên diện rộng các dịch vụ trực tuyến cho doanh nghiệp và cá nhân.

Bài học cảnh giác

Bước chuyển mình của Microsoft đang được các gã khổng lồ công nghệ khác để mắt, vì họ cũng trải qua cuộc khủng hoảng tuổi trung niên tương tự.
Cisco, EMC, Hewlett-Packard, Oracle, IBM và SAP cũng đang tìm cách thoát ly quan niệm mà trong đó, những chiếc máy tính chỉ nằm trên bàn làm việc hoặc dưới tầng hầm các công ty. Họ chạy theo khái niệm về “đám mây” – các trung tâm dữ liệu dưới dạng thiết bị di động.

Microsoft và cuộc “khủng hoảng tuổi trung niên” - P1

Những công ty Amazon, Apple, Facebook, Google thì liên tục cảnh giác khi nền tảng công nghệ mới nổi lên giành giật thị phần khách hàng.
Đó là lí do Facebook – một công ty 11 tuổi đời – vừa chi 22 tỷ USD để thâu tóm dịch vụ nhắn tin WhatsApp và 2 tỷ USD để mua nhà sản xuất kính thực tại ảo Oculus VR.

Sự chậm chạp của kẻ tiên phong

Một chương trình có thể được tạo ra để chiến đấu với sản phẩm của đối thủ. Nhưng khi công nghệ đám mây lên ngôi, phần mềm trở thành một thứ dịch vụ được trung chuyển qua Internet, dựa trên các tiêu chuẩn mở.
“Hiện giờ người dùng có nhiều lựa chọn về chương trình từ các nhà phát triển khác nhau. Khái niệm về một hệ điều hành trở nên mờ nhạt”, ông George Gilbert – chuyên gia tại công ty tư vấn TechAlpha Partners chỉ ra.
Cay đắng thay, Microsoft thuộc nhóm những công ty phần mềm đầu tiên nhận ra tiềm năng của công nghệ đám mây. Nhưng tầm nhìn đã bị bóp méo bởi nỗi ám ảnh phải bảo vệ dòng sản phẩm “đinh” của công ty.
Dịch vụ máy tính đám mây Azure của Microsoft.
Dịch vụ máy tính đám mây Azure của Microsoft. 
Sau này khi Amazon nhảy vào lãnh địa này, dịch vụ máy tính đám mây Azure của Microsoft mãi chỉ là kẻ đến sau.
Tương tự, Microsoft cũng là công ty đầu tiên phát hiện mảnh đất màu mỡ của các thiết bị máy tính cầm tay – tên ban đầu của sản phẩm điện thoại thông minh sau này.
Tuy nhiên hãng lại ép buộc loại máy tính tí hon phải chạy Windows thay vì phát triển một hệ điều hành phù hợp với di động hơn. Điều này Apple đã làm được. (còn tiếp)
Lề Phương – Bizlive

Address

195 Phan Văn Hân, Phường 17
Quận Bình Thạnh, TP HCM