Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Bật mí bí kíp để “Font chữ có tiếng nói” không phải ai cũng biết

Font chữ – Typography là một trong những “vũ khí” truyền tại vô cùng hữu hiệu của các thiết kế thương hiệu. Vậy làm thế nào để vũ khí này có tiếng nói?

Hoon Kim – một nhà thiết kế lâu năm đã từng nói: “Thiết kế Typography bao gồm cả việc nhìn lẫn việc nghe. Nếu bạn đã có một kịch bản hay, giờ là lúc chọn ra các diễn viên tuyệt vời”. Theo đó, cũng có rất nhiều nhà thiết kế đồng ý rằng typography cũng có tiếng nói riêng trong thiết kế. Một typography được thiết kế hiệu quả sẽ mang đến cảm giác mong muốn và truyền tải thông điệp nhất định cho người xem. Vậy làm thế nào để font chữ tự nói lên tiếng nói của mình trong bản thiết kế?

Sự phân cấp

Theo các nhà thiết kế sự phân cấp font chữ trong bản thiết kế sẽ giúp bản thiết kế trở nên trật tự hơn. Theo đó, một bản thiết kế muốn mang đến cảm giác tích cực thì mọi thứ phải được tổ chức có hệ thống và rõ ràng. Để làm nên điều này các nhà thiết kế chuyên nghiệp dùng kĩ thuật phân cấp thị giác. Sự phân chia về thị giác giúp nhà thiết kế tạo ra những trải nghiệm thị giác và khà năng đọc tốt hơn, đồng thời cho phép nhà thiết kế làm nổi bật trọng tâm nội dung mong muốn.

Bật mí bí kíp để “Font có tiếng nói” không phải ai cũng biết

Ảnh: vietdesigner.net

Sự phân cấp thị giác được chi ra làm nhiều thành phần khác nhau. Trong đó các thành phần chỉ liên quan đến các đoạn chữ viết nội dung. Phân cấp font chữ chú ý nhiều đến việc chia nội dung ra làm nhựng cấp bậc khác nhau như: đề mục (Heading), tiêu đề phụ (Subheading), nội dung chính (body text), chú thích (caption) và các thứ khác. Yếu tố để phân biệt cấp độ chính là typface, kích thước, độ rộng, và màu sắc.

>> Xem thêm: Tăng cảm hứng thiết kế với những mẫu typography độc đáo

Quan tâm đến độc giả và bối cảnh

Khi nói đến việc làm sao chọn được các font chữ phù hợp cho bản thiết kế, hầu hết các nhà thiết kế thương hiệu đều cho biết rằng họ dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm người xem chính của thiết kế để chọn lựa font chữ. Mỗi font chữ đều mang những sắc thái rất khác nhau về bố cục, thân thiện, vui vẻ, trang trọng, uy tín. Trong thực tế có những Font chỉ phù hợp với một số kiểu thiết kế nhất định.

Bật mí bí kíp để “Font có tiếng nói” không phải ai cũng biết

Ảnh: vietdesigner.net

Sự ảnh hưởng thị giác do font chữ mang đến có tác động sâu đến đối tượng mà bản thiết kế hướng đến. Nếu một font chữ chọn không phù hợp cảm xúc người xem, thì rất có thể sẽ gây ra sự hiểu lầm nào đó. Chẳng hạn khi bạn dùng font chữ trông trẻ con cho một thiết kế hướng đến đối tượng là doanh nghiệp hay doanh nhân, thì rất có thể tác phẩm của bạn sẽ không đạt điểm cao về độ tin cậy của nhóm khách hàng này.

Hãy coi Typography như là một môn khoa học

Typography là một trong những môn khoa học phức tạp với nhiều nguyên tắc và luật lệ. Người có thể nắm rõ những nguyên tắc này sẽ có thể tạo ra những bản thiết gọn gàng và dễ hiểu. Tuy nhiên, sẽ không thể gây ấn tượng với khách hàng bằng những thiết kế quá rập khuôn theo những nguyên tắc lý thuyết chung đó.

Bật mí bí kíp để “Font có tiếng nói” không phải ai cũng biết

Ảnh: vietdesigner.net

Vì thế nếu bạn tạo một bản thiết kế đơn thuần chỉ dựa vào những nguyên tắc luật lệ từ đầu đến cuối thì đó chính là lúc bạn triệt tiêu tính sáng tạo và khả năng tạo ra ấn tượng, sự khác biệt cho bản thiết kế của bạn trong mắt người xem. Chính vì sự đòi hỏi cao này mà nhà thiết kế cho rằng sử dụng font là một môn khoa học “khó nhằn”.

Bật mí bí kíp để “Font có tiếng nói” không phải ai cũng biết

Ảnh: vietdesigner.net

Các nhà thiết kế khuyên rằng bạn nên kết hợp hài hoà nhữn nguyên tắc chung với phong cá nhân của bạn trong thiết kế font chữ. Điều này không dễ nhưng rất cần thiết nếu bạn muốn tạo ra những đột phá.

>> Xem thêm: Làm sao để sáng tạo Typography hiệu quả?

Các đoạn Font chữ cũng cần được thở

Mức độ đọc hiểu những đoạn chữ chứa thông tin trên thiết kế chịu ảnh hưởng nhiều bởi các khoảng trống giữ ký tự, các từ, các đoạn văn. Khi thiết kế font chữ cho bản thiết kế bạn cần chú ý đến các khoảng trắng. Nếu các khoảng trắng này quá ít sẽ làm cho bản thiết kế của bạn rất khó đọc. Hoặc nếu khoảng trắng này quá nhiều sẽ làm bản thiết kế trông rời rạc và khó theo dõi.

Bật mí bí kíp để “Font có tiếng nói” không phải ai cũng biết

Ảnh: vietdesigner.net

Nếu bạn có thể tạo ra diện tích của các khoảng trắng hợp lí, sẽ mang lại cho người dùng cái nhìn rất rõ ràng và dễ chịu. Mắt người dùng di chuyển giữa các cụm từ, các đoạn văn bản, hay từ chữ này sang chữ khác một cách rất dễ dàng.

Bật mí bí kíp để “Font có tiếng nói” không phải ai cũng biết

Ảnh: vietdesigner.net

Chú ý khi sử dụng màu sắc trong Typography

Trong các bài viết, Lebrand đã nhắc nhiều đến các sử dụng màu sắc trong thiết kế. Mỗi màu sắc đều có tiếng nói riêng trong thiết kế, kể cả màu sắc của font chữ. Khi vận dụng màu cho các bản thiết kế typography, bạn cần cân nhắc màu nếu không muốn tạo ra một bản thiết kế hỗn độn màu sắc.

Có nhiều nguyên tắc bạn cần lưu ý khi chọn màu cho typography:

  • Tạo sự tương phản.
  • Đừng quá màu mè.
  • Đồng bộ màu sắc.

Bài viết khác