Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Tại sao cảm xúc lại quan trọng troscng thiết kế đồ họa?

Chưa bàn đến thiết kế hình ảnh thương hiệu, cảm xúc luôn là yếu tố cần thiết và quan trọng đối với thiết kế đồ họa nào bởi cảm xúc gắn liền với phản ứng.

>> Xem thêm: Tầm quan trọng của cảm xúc trong thiết kế thương hiệu

Trong cuộc sống hằng ngày cảm xúc luôn hiện diện trong cách chúng ta tiếp nhận thông tin. Hay nói đúng hơn gần như mọi thứ chúng ta nhận thức đều đi kèm với một phản ứng cảm xúc. Điểm chung của nhận thức và cảm xúc là cả 2 đều rất quan trọng trong thiết kế. Để có một thiết kế tốt, nhà thiết kế sẽ phải nghĩ đến việc người xem thấy gì hoặc nghe gì. Tương tự, khách hàng cảm thấy như thế nào cũng góp phần mang đến hiệu ứng rất lớn trong mối quan hệ giữa người xem và sản phẩm thiết kế. Để xây dựng mối quan hệ này, người thiết kế cần chú ý đến cảm xúc tích cực của người xem.

Cảm xúc và thuyết về “Lizard Brain”

Sự căng thẳng thú vị giữa nhận thức và cảm xúc là chúng ta có thể suy luận một cách logic để kiểm soát phản ứng cảm xúc. Sự phản xạ bản năng và tự động bị chi phối bởi thuyết “lizard brain” – mẫu nguyên thủy nhất trong nhận thức xử lý các phản ứng cảm xúc. Trong thiết kế, “lizard brain” có thể phản ứng với nhiều khía cạnh của sản phẩm, quan trọng nhất là cách các quyết định thiết kế ảnh hưởng đến phản ứng ra sao.

tai-sao-cam-xuc-lai-quan-trong-trong-thiet-ke-do-hoa

Bộ nhớ và mạng lưới kết nối tự do

Chúng ta có một mạng lưới các ký ức được kết nối dựa trên các thông tin liên quan. Nhờ vậy mà chúng ta có thể hiểu các khái niệm dường như xa xôi nhau. Mạng lưới kết nối này cho phép chúng ta kết nối với các kí ức khác nhau. Nhờ đó chúng ta đều tìm kiếm cách thích nghi với môi trường. Hiệu ứng tương tự cũng xảy ra giữa người xem và thiết kế đồ họa: thiết kế có ảnh hưởng đến yếu tố cảm xúc.

>> Xem thêm: Câu chuyện cảm xúc trong thiết kế thương hiệu

Thiết kế với cảm xúc và mạng lưới kết nối tự do trong kí ức
Các nhà thiết kế có thể khai thác sự hiểu biết về cảm xúc và mạng lưới kết nối tự do trong kí ức để tạo ra và tối ưu hóa các trải nghiệm cảm xúc của khách hàng với hình ảnh thiết kế. Những gì một website hoặc sản phẩm thiết kế có thể thể hiện sẽ khiến cho người dùng cảm nhận được và dễ dàng đi vào lòng họ hơn là những ký tự có trên trang mục.

Hình ảnh, phông chữ, bố cục, màu sắc là tất cả cơ hội các nhà thiết kế có thể tận dụng để gây ấn tượng cảm xúc đối với khách hàng. Bởi vì “lizard brain” phản ứng rất tự động nên các đầu mối này cực kì quan trọng cần được cân nhắc trong thiết kế đồ họa.

tai-sao-cam-xuc-lai-quan-trong-trong-thiet-ke-do-hoa

Bạn có 2 câu hỏi để kiểm tra về cảm xúc trong tác phẩm thiết kế:

  • Chúng ta muốn người dùng cảm thấy điều gì?
  • Cung bậc thị giác nào chúng ta muốn tạo ra là gì?

Với cương vị là nhà thiết kế đồ họa, bạn nên nghĩ đến:

  • Điều chỉnh trải nghiệm cảm xúc khách hàng có khi tương tác với sản phẩm của bạn.
  • Định hình các yếu tố thị giác, tạo ra một trải nghiệm mà ở nơi đó họ cảm nhận được mối quan hệ cảm xúc tích cực với sản phẩm.

Khi bạn đã thấu hiểu về “lizard brain” bạn sẽ tạo ra được những thiết kế đồ họa có mối tương quan cảm xúc lâu dài với khách hàng.

Bài viết khác