Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Quy định về sắc hiệu trong thiết kế logo

Dưới đây là những quy định cụ thể về màu sắc hay sắc hiệu trong thiết kế nhận diện thương hiệu gồm thiết kế logo, thiết kế truyền thông và thiết kế in ấn.

Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn những quy định cụ thể về ứng dụng àu sắc của thiết kế logo trong môi trường gắn nhãn.

Đó là những quy định về các trạng thái của màu sắc đóng vai trò như hướng dẫn cơ bản, nền tảng cho việc triển khai ứng dụng truyền thông thương hiệu.

Quy định về sắc hiệu trong thiết kế logo

Vector set of human, man logos, icons. Leader, positive person, winner, hr recruitment, fitness sport healthy lifestyle

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về quy định sắc hiệu trong thiết kế logo bạn nhé.

Quy định về thông số và tên gọi sắc hiệu

Các màu sắc trong sắc hiệu được thể hiện thông qua thông số màu như C,M,K,Y hay R,G,B hoặc Pantone. Những bảng màu này còn được in thành mẫu màu dưới dạng offset trên giấy couche để các nhà quản lý thương hiệu dễ dàng so sánh, đối chiếu chất liệu khác như mica, alu, simili, da,… Trường hợp gọi tên sắ hiệu phải đính kèm với tên thương hiệu chứ không được ghép với màu sắc thông thường đỏ HSBC chứ không gọi là đỏ tươi, đỏ huyết.

>> Xem thêm: Cách sử dụng màu sắc trong thiết kế bao bì

Quy định về bậc màu sắc trong sắc hiệu

Trong thiết kế logo có thể có nhiều hơn một màu, quy định các trường hợp sử dụng hay tỉ lệ hiện diện các màu chủ đạo, màu nhấn, màu bổ trợ trong thiết kế truyền thông là cần thiết để tạo sự thống nhất về màu sắc trong nhận diện thương hiệu.

Quy định về sắc hiệu trong thiết kế logo

Màu chủ đạo: là tông màu chính của toàn bộ thiết kế, các màu khác phối hợp với màu chủ đạo nhằm mục đích làm nổi bật chứ không phải lấn áp màu chủ đạo.

Màu nhấn: được quy định cụ thể các trường hợp làm nổi bật các thông tin quan trọng cần truyền tải hay mục đích làm cho mẫu thiết kế trở nên ấn tượng và sống động hơn.

>> Xem thêm: Thay đổi màu sắc thiết kế bao bì đẹp có giúp sản phẩm bán chạy hơn không?

Màu bổ trợ: phải quy định các màu nào là màu bổ trợ và các trường hợp sử dụng như thế nào trong thiết kế truyền thông.

Quy định sử dụng tương phản sắc hiệu với màu nền

Bao gồm những quy định về các trường hợp sử dụng màu sắc dưới dạng âm bản, dương bản và sự phối hợp âm – dương cho logo trong thiết kế nhận diện thương hiệu. Mục đích chính của những quy định này là làm cho logo thể hiện rõ ràng nhất.

Quy định về sắc hiệu trong thiết kế logo

Dương bản: khi logo nằm trong nền màu bổ trợ, nền có tông lạnh, tông nhạt.

Âm bản: khi logo nằm trong nền màu nhấn, màu chủ đạo, màu có tông nóng, tông đậm.

Âm – dương phối hợp: thông thường không xuất hiện trường hợp trong cùng một logo dù nó có trong bất kỳ màu nền màu.

Trường hợp này có thể xuất hiện khi hai logo âm bạn và dương bản trong cùng một thiết kế. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp logo kết hợp nhiều thành phần thông tin khác nhau cần làm nổi bật sự phân biệt các thông tin nên áp dụng trường hợp này.

Trên đây là những quy định về việc sử dụng sắc hiệu trong thiết kế logo. Chúng ta sẽ tìm hiểu về quy định sử dụng sắc hiệu trong thiết kế truyền thông ở bài tiếp theo nhé.

Bài viết khác