Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Những quy luật bố cục trong thiết kế đồ họa

Theo nhiều nhà thiết kế đồ họa nhiều kinh nghiệm, những quy luật bố cục trong thiết kế đồ họa là chìa khóa giúp các bạn chinh phục người nhìn.

Bố cục của thiết kế đóng vai trò như khung xương sống của một bản thiết kế đồ họa. Khi bạn đã có khung xương này, các thông tin, hình ảnh khác sẽ được triển khai theo cách thu hút, có logic và khoa học hơn rất nhiều. Bạn có thể hiểu theo cách đơn giản nhất, bố cục là một phần của thiết kế mà trong đó tất cả các yếu tố riêng biệt được kết hợp với nha để tạo thành một chỉnh thể có sự gắn kết chặt chẽ. Vì vậy mà nhiều nhà thiết cho rằng chọn bố cục là khâu quan trọng quyết định sự thành công của một bản thiết kế đồ họa.

>> Xem thêm: Lebrand bật mí 6 tuyệt chiêu cho bố cục thiết kế thương hiệu thật chuyên nghiệp

Tương tự như những thành phần khác trong thiết kế, bố cục cũng có những quy luật nhất định. Dù là bản thiết kế cơ bản hay thiết kế sáng tạo bậc thầy thì những quy luật này vẫn là nền tảng ban đầu hữu ích.

Những quy luật bố cục trong thiết kế đồ họa

1. Tìm trọng tâm

Trọng tâm hay điểm nhấn trong thiết kế là điểm thu hút ánh mắt của người nhìn. Bạn cho đây là phần quan trọng nhất trong bản thiết kế cũng không sai. Thông thường, các nhà thiết kế tìm trọng tâm thông qua techniques như quy mô, độ tương phản và leading lines.

2. Các đường line

Cũng giống như việc bạn chỉ vào một cái gì đó khi bạn muốn mọi người nhìn vào nó, các đường line đóng vai trò dẫn dắt ánh mắt người nhìn. Phổ biến hơn cả là sử dụng các leading lines với các đường dẫn trực tiếp để người xem đi từ một trong các điểm trên thiết kế đến các điểm tiếp theo rõ ràng.

3. Quy mô và cấp bậc

Quy mô và cấp bậc là một trong số những nguyên tắc sáng tạo cơ bản nhất trong thiết kế đồ họa. Cấp bậc có thể khiến thiết kế của bạn thành công và cũng có thể làm cho thiết kế của bạn bị phá vỡ. Thông thường các nhà thiết kế sẽ dùng ba cấp độ của hệ thống phân cấp typographic.

>> Xem thêm: Những quy luật cơ bản về bố cục thiết kế đồ họa

Còn Quy mô thường được sử dụng để giúp hệ thống cấp bậc giao tiếp với nhau, sắp xếp gần và xa của các yếu tố biểu thị tầm quan trọng của chúng trong giao tiếp.

4. Cân bằng hóa các yếu tố

Để tạo nên sự cân bằng trong thiết kế không hề dễ dàng. Trong thiết kế đồ họa có nhiều loại cân bằng:

Những quy luật bố cục trong thiết kế đồ họa

Cân bằng đối xứng là việc cân bằng thiết kế của bạn sử dụng tính đối xứng, phản chiếu một vài yếu tố thiết kế từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới.

>> Xem thêm: Bố cục trong thiết kế mà Designer cần nắm vững

Cân bằng không đối xứng tạo ra sự cân bằng nhưng các yếu tố lại không đối xứng với nhau.

5. Sử dụng các yếu tố bổ sung cho nhau

Một lỗi thường gặp trong thiết kế là sử dụng các hình ảnh không bổ sung cho nhau. Hình ảnh trong thiết kế có tính thẩm mỹ và phong cách tương tự nhau để tạo hiệu quả và gắn kết cho toàn bộ thiết kế.

6. Tăng hoặc giảm độ tương phản

Độ tương phản là công cụ rất hữu ích để làm nổi bật hoặc làm mờ đi một số yếu tố trong thiết kế đồ họa. Nếu các màu sắc rực rỡ trong thiết kế được sử dụng để làm nổi bật thì sử dụng một màu sắc rực rỡ để làm mờ nhạt đi một phần của thiết kế, tạo thành nền để làm nổi bật các yếu tố có màu tối khác. Tương tự, độ tương phản cũng có thể được sử dụng để “giấu” một yếu tố nhất định của thiết kế.

Những quy luật bố cục trong thiết kế đồ họa

7. Lặp lại các yếu tố trong thiết kế

Để duy trì tính nhất quán xuyên suốt thiết kế, bạn nên cố gắng đưa các yếu tố từ một phần của thiết kế và áp dụng nó vào các phần khác. Lặp đi lặp lại các yếu tố trong thiết kế sẽ giúp trang sau tiếp nối trang trước, tạo ra một tập hợp trang có tính liền mạch. Vì một phong cách nào đó có thể được lặp lại nhiều hơn 1 lần trong thiết kế nên bạn hãy cố gắng sử dụng lặp lại các yếu tố một cách thông minh để có một bố cục tốt.

8. Đừng quên những khoảng trắng

Khoảng trắng sẽ giúp làm tăng độ rõ nét của thiết kế khi được sử dụng có chiến lược. Bằng cách cân bằng giữa những phần phức tạp và những khoảng không gian trắng, sẽ giúp thiết kế đồ họa của bạn “dễ thở” hơn.

Câu hỏi là làm sao để sử dụng đúng cách và hiệu quả khoảng trắng? Đầu tiên, bạn hãy giảm quy mô các yếu tố đồ họa trong thiết kế, thu hẹp các hình ảnh, các types…bạn có thể tạo ra những khoảng không gian trắng đầy trang trọng quanh các tiêu điểm trong giới hạn trong khung thiết kế ban đầu.

Những quy luật bố cục trong thiết kế đồ họa

9. Căn chỉnh các yếu tố trong thiết kế

Gắn kết các yếu tố trong thiết kế mạnh mẽ và hợp lý cũng là một cách hay ho giúp bạn tạo ra một bố cục sắc nét, gọn gàng và hiệu quả, tạo cảm giác “mãn nhãn” cho người xem.

10. Chia thiết kế thành 3 phần

Quy tắc một phần ba là một kỹ thuật đơn giản mà các nhà thiết kế sử dụng để phân chia thiết kế thành ba hàng và ba cột. Tại nơi mà các đường dọc và đường ngang giao nhau chính là những vị trí mà focal points được đặt. Chia thiết kế thành 3 phần là cách tuyệt vời để khởi động bố cục, dẫn dắt bạn định vị và đóng khung các yếu tố hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng quy tắc một phần ba để tạo ra một mạng lưới sắp xếp các yếu tố đồ họa một cách hợp lý hơn.

Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về thiết kế đồ họa tại Lebrand bạn nhé.

Bài viết khác