Làm thế nào để chọn được hình ảnh truyền thông ấn tượng?
Trong những chiến dịch truyền thông xã hội, hình ảnh đóng vai trò khá quan trọng. Hình ảnh truyền thông sẽ thu hút sự chú ý trong môi trường đa kênh, đồng thời hình ảnh lể một câu chuyện nhanh chóng và hấp dẫn đến người xem. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để chọn được một hình ảnh truyền thông ấn tượng?
Không thể phủ nhận rằng trong hầu hết những chiến dịch truyền thông xã hội hiện nay, hình ảnh đóng 1 vai trò hết sức quan trọng. Nó quyết định nhiều đến độ thu hút của chiến dịch truyền thông đấy với người tiêu dùng. Và làm thế nào để chọn được hình ảnh truyền thông ấn tượng lại là một câu chuyện dài.
>> Xem thêm: Những thiết kế quảng cáo ấn tượng nhất mọi thời đại
Dưới đây là “bí quyết” của những người “đi trước” chia sẻ về cách làm thế nào để có thể chọn được hình ảnh truyền thông ấn tượng. Hãy cùng Lebrand tham khảo nhé.
1. Chọn hình ảnh đậm nét
Trên các trang mạng xã hội, người dùng thường lướt rất nhanh, nên nếu hình ảnh của bạn không đậm nét, không đủ sức “thuyết phục” người nhìn ngay từ cái nhìn đầu tiên thì họ sẽ lượt qua bạn. Khi chọn hình ảnh cho chiến dịch truyền thông xã hội, nên chọn hình có nền tương phản cao, bố cục thu hút, đơn giản và các bảng màu sinh động. Những hình ảnh không phức tạp nhưng đậm nét nhờ màu sắc và độ tương phản tốt luôn thu hút người nhìn. Lý tưởng nhất là bạn nên chọn những hình ảnh có thông điệp rõ, dễ hiểu để người xem có thể nhanh chóng hiểu nội dung bạn truyền tải mà không mất thời gian “nghiên cứu”.
2. Chọn nội dung có liên kết với con người
Ngày nay, hầu hết những người làm truyền thông xã hội đều có xu hướng chọn những loại nội dung mà mọi người có thể chia sẽ trên mạng xã hội. Thông thường là những nội dung có xu hướng cộng hưởng với cảm xúc của người xem. Chúng có thể kích thích tư duy, hay chỉ là một nhận xét không ngoan về cuộc sống hàng ngày.
Thông thường, những hình ảnh có nội dung đơn giản, dễ hiểu sẽ được chia sẻ nhiều hơn. Khi bạn thiết kế hình ảnh hay tìm kiếm hình ảnh cho một chiến dịch truyền thông mạng xã hội, bạn hãy tìm kiếm cụ thể nhất để có thể thu về kết quả nhanh chóng. Chẳng hạn, nếu bạn tìm với từ “mèo”, iStock sẽ cho bạn hơn 90.000 kết quả hình ảnh, nhưng nếu bạn tìm từ khóa “mèo vui vẻ”, số hình trả về sẽ chỉ là 900.
>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi thiết kế quảng cáo Print Ads
3. Chọn hình ảnh kể được câu chuyện
Điều này gắn liền với xu hướng “lười đọc” của nguời dùng mạng xã hội. So với một hình ảnh và một đoạn văn dài thì người dùng sẽ có xu hướng chọn xem tấm hình nhiều hơn. Một phần thành công của chiến dịch truyền thông mạng xã hội là kể một câu chuyện đúng, tạo ra một sự ghi nhớ trực quan vào tâm trí của người xem.
4. Chọn cách cắt ảnh phù hợp
Khi bạn thiết kế hình ảnh cho một chiến dịch truyền thông mạng xã hội, hãy chắc chắn là bạn quan tâm đến kích thước hình cho mỗi nền tảng kênh khác nhau. Vì mỗi nền tảng sẽ có những kích thước hình ảnh khác nhau, bạn không nên cắt các hình có kích thước như nhau cho các nền tảng mạng xã hội. Chẳng hạn quảng cáo hình vuông có xu hướng phù hợp với Twitter và Instagram hơn là Facebook.
Nếu bạn muốn kiểm tra tính phù hợp của một hình ảnh cho một nền tảng xã hội cụ thể, thì iStock Editor là một công cụ tuyệt vời cho phép bạn cắt, thêm văn bản và bộ lọc nhanh chóng và dễ dàng, mà không cần dùng Photoshop.
Nội dung hình ảnh cũng nên được cân nhắc khi bạn set up chiến dịch cho các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Hình ảnh đẹp và gợi cảm thì có xu hướng tốt hơn trên Instagram, trong khi hìn ảnh vui nhộn lại được nhiều người chia sẻ trên Facebook hơn.
5. Cân nhắc đến yếu tố văn hóa
Nếu chiến dịch quảng cáo của bạn đang chạy trong một lãnh thổ cụ thể, thì bạn nên tập trung nỗ lực của bạn vào thử nghiệm các phiên bản khác nhau để đưa ra bất kỳ giả định nào cho bài kiểm tra. Người xem có thể phản ứng với hình ảnh quen thuộc, có thể đơn giản như mô tả vị trí địa phương, màu sắc cụ thể đối mặt với người có quốc tịch, nền văn hoá của dân tộc họ. Văn hóa có sức mạnh rất lớn trong việc quyết định hình ảnh truyền thông của bạn có đi vào lòng người dùng mạng xã hội hay không.