Hệ màu PMS là gì? Sử dụng hệ màu PMS như thế nào?
Bạn có phân biệt được hệ màu RGB, CMYK và hệ màu PMS không? Chúng sẽ được sử dụng như thế nào và sử dụng trong những thiết kế gì? Cùng tìm hiểu bạn nhé.
Nếu bạn chưa phân biệt được hệ màu RGB và CMYK thì có thể tìm đọc các bài phân tích của Lebrand trên website bạn nhé. Còn trong bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến hệ màu PMS thôi.
Màu PMS là viết tắt của Pantone Match System – hệ màu Pantone
Màu PMS là gì?
Màu PMS là viết tắt của Pantone Match System, bạn có thể gọi là hệ mày PMS hay màu Pantone. Hệ màu này là hệ thống nhất kết hợp màu phổ quát, mỗi màu được pha sẵn với các đặc điểm kỹ thuật rõ ràng. Hệ này Pantone đã được chuẩn hóa theo các mã số cụ thể. Đây là hệ màu chuẩn được sử dụng trong lĩnh việc thiết kế in ấn hiện nay.
>> Xem thêm: Bánh xe màu sắc ra đời như thế nào?
Không như hệ màu CYMK (hệ màu cũng được dùng cho thiết kế in ấn), PMS được pha trộn công thức tỷ lệ mực cụ thể trước khi tiến hành in. Nó tương tự như việc bạn ra cửa hàng sơn và chỉ được chọn màu sơn từ catalogue. Các công thức pha màu này chuẩn đến mức màu sắc nhất quán trên các chất liệu khác nhau. Vì thế, nếu so sánh với hệ màu CYMK, thì hệ màu PMS lên màu chuẩn xác, ít sai lệch hơn rất nhiều.
Fan deck là bảng bìa màu
Có lợi thế lớn về độ chuẩn xác của màu nhưng hệ màu PMS vẫn có hạn chế là số lượng màu khá ít. Cả bảng màu Pantone chỉ có khoảng 300 màu nhất định. Ngoài ra, nếu sản xuất công nghiệp theo bảng màu này thì giá thành sẽ cao hơn so với các hệ màu khác.
Ứng dụng của hệ màu PMS
Hệ màu PMS được ứng dụng trong thiết kế sản phẩm in ấn tương tự như CYMK. Có nhiều lĩnh vực có thể ứng dụng hệ màu này như:
>> Xem thêm: Những thuật ngữ cơ bản về màu sắc ai cũng nên biết
Graphic Design: dùng trong thiết kế bao bì sản phẩm, ấn phẩm truyền thông quảng cáo.
Fashion and Home: ứng dụng vào sản xuất sản phẩm thời trang, nhuộm vải, da, thiết kế nội thất.
Industry: sử dụng chế tạo vật liệu nhựa, phun sơn, sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại.
Các thuật ngữ phổ biến về màu Pantone
Fan deck
Fan deck là bảng bìa màu, được thiết kế theo kiểu xòe ra như nan quạt hoặc lật giở để người dùng có thể dễ dàng so sánh và chọn lựa. Bạn có thể thấy bìa màu này khi đi mua sắm nội thất.
Chip book là cách thiết kế bảng màu Pantone dưới dạng một cuốn sách
Chip book
Chip book là cách thiết kế bảng màu Pantone dưới dạng một cuốn sách cho phép xé các tấm màu mẫu ra để mang theo bên mình khi cần thiết.
PMS
PMS là viết tắt của Pantone Matching System chỉ cách sắp xếp màu Pantone. Khi đơn vị in yêu cầu mã số PMS nghĩa là họ muốn biết số thứ tự màu Pantone bạn muốn sử dụng.
C (Coated)
C (Coated) là cách thể hiện màu được in trên giấy tráng phủ để xem trước màu in. Coated thường dùng loại mực in tốt hơn nên màu hiển thị sẽ đẹp hơn. Sau mã số màu sẽ có ký hiệu C.
Sau mã số màu có ký hiệu C (Coated) là cách thể hiện màu được in trên giấy tráng phủ
U (Uncoated)
Uncoated là màu không tráng được in trên giấy không tráng phủ, nên sẽ không đẹp bằng in trên giấy không tráng phủ. Sau mã số màu sẽ có ký hiệu U.
Formula Guide
Formula Guide là bảng công thức màu tiêu chuẩn Pantone gồm mã số PMS và công thức trộn mực in của 1867 màu đơn coated và uncoated.
Color Bridge
Color Bridge là bảng màu Pantone đầy đủ mã số PMS, công thức pha mực và các các giá trị CMYK, HEX, RGB.
Cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác về thiết kế in ấn truyền thông thương hiệu tại Lebrand bạn nhé.