Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Cảm xúc trong thiết kế thị giác

Thiết kế thương hiệu hay thiết kế quảng cáo đều cần cảm xúc. Cảm xúc trong các thiết kế thị giác sẽ giúp thiết kế chạm và ghi lại trong tâm trí khách hàng.

Cảm xúc trong thiết kế thị giác

Cảm xúc trong thiết kế thị giác

Nhắc đến cảm xúc trong thiết kế là nhắc đến thuật ngữ thiết kế cảm xúc hay thường được biết đến dưới cái tên Emotional Design. Đây được xem là một hình thức thiết kế tập trung vào tình cảm con người khi tương tác với bản thiết kế đó.

>> Xem thêm: Tầm quan trọng của cảm xúc trong thiết kế thương hiệu

Nói một cách dễ hiểu là cách mà nhà thiết kế tạo ra cảm xúc cho người nhìn khi họ tiếp xúc với bản thiết kế. Để làm được điều này, nhà thiết kế cần khiến người nhìn nhìn thấy được những giá trị, những gì quan trọng nhất từ mối quan hệ giữa bản thiết kế và cảm xúc của họ. Và tất cả yếu tố như font chữ, màu sắc, hình minh họa đều là những “kênh” góp phần truyền tải cảm xúc chung của thiết kế thị giác.

Cảm xúc trong thiết kế thị giác

Cảm xúc trong thiết kế thương hiệu và thiết kế quảng cáo quan trọng vì hai lý do chính. Đầu tiên, bởi vì thiết kế cho thương hiệu là những sản phẩm sẽ thay thương hiệu tiếp xúc với khách hàng, người tiêu dùng. Chính vì thế mà bản thiết kế cần chạm đến trái tim người dùng như chính cách mà thương hiệu giao tiếp với họ. Chỉ khi tạo được cảm xúc nào đó thì người tiêu dùng mới có thể nhớ đến thương hiệu và sản phẩm của họ.

Cảm xúc trong thiết kế thị giác

Thứ hai là việc thiết kế chạm đến cảm xúc của khách hàng chính là yếu tố quan trọng, lý do thuyết phục nhất để người tiêu dùng chọn mua sản phẩm của bạn. Vì thực tế, những nhà nghiên cứu tâm lý người tiêu cùng nhận định rằng việc bản thiết kế thương hiệu, bao bì sản phẩm ấn tượng đến đâu tác động đến 75% người tiêu dùng mua một sản phẩm.

Cảm xúc trong thiết kế thị giác

Không chỉ riêng với sản phẩm đồ họa, ngày nay hầu sản phẩm truyền thông hướng tới người tiêu dùng như video quảng cáo cũng được đầu tư vào cảm xúc. Các thương hiệu hiểu rằng cảm xúc là con đường tốt nhất để đến với tâm trí người tiêu dùng, được tạo ra bởi các yếu tố đơn giản chứ không phải quá màu mè. Những cảm xúc này có thể là vui, buồn, tức giận hay hoang mang, đồng cảm.

Cảm xúc trong dự án “Emotion Recovery”

Emotion Recovery Project là dự án chứng minh vai trò của cảm xúc trong hình ảnh thiết kế. Dự án gây ấn tượng thị giác mạnh không chỉ về mặt thị giác mà còn về nội dung truyền tải độc đáo. Phát triển từ ý tưởng cảm xúc tương lai, tác giả dự án đã thiết lập thế giới năm 2058 với thực trạng “lệ thuộc” vào công nghệ hiện đại cùng sự tác động tiêu cực của nó đến cảm xúc con người.

Cảm xúc trong thiết kế thị giác

Để không gian giả lập có tính thuyết phục và rõ nét hơn, nhà thiết kế còn nghiên cứu về Tâm lý học và sử dụng lý thuyết “Bánh xe cảm xúc” của Robert Plutchik làm nền tảng chính. Theo lý thuyết này, có 8 loại cảm xúc chính làm nền tảng cho 34000 những sắc thái cảm xúc khác nhau mà con người có thể trải nghiệm gồm: joy (niềm vui), sadness (nỗi buồn), trust (tin tưởng), disgust (ghê tởm), fear (sợ hãi), anger (giận dữ), surprise (ngạc nhiên) và anticipation (mong đợi).

>> Xem thêm: Font chữ truyền tải cảm xúc thiết kế thương hiệu như thế nào?

Cảm xúc trong thiết kế thị giác

Tại dự án, hình tượng “con mắt” là key visual. Việc chọn lựa hình tượng visual là “con mắt” cho phép nhà thiết kế truyền tải nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào mức độ cảm nhận cá nhân của người xem.

Cảm xúc trong thiết kế thị giác

Tất cả các màu dùng trong mỗi poster đều có sự liên kết với từng loại cảm xúc. Các poster đính kèm diễn giải sơ lược về cảm xúc được minh họa với phong cách minh họa 2D flat. Mỗi poster được đính kèm logo thể hiện vị trí trên biểu đồ Robert Plutchik. Các font chữ chọn lựa có sự dung hòa một số yếu tố của 2 phong cách rất trái ngược nhau là Acid Graphic và Minimalism. Màu sắc thiết kế đi theo từng loại cảm xúc: tươi sáng, gam màu nóng sẽ dành cho cảm xúc “Joy” (niềm vui); u tối trầm buồn thiên về gam lạnh sẽ dành cho “Sadness” (nỗi buồn); “Anger” (giận dữ) sẽ có các tông màu nóng được sắp xếp cho nổi bật cùng với biểu cảm ánh mắt,…

Khám phá thêm những thông tin hữu ích khác về thiết kế thương hiệu, thiết kế quảng cáo tại www.lebrand.vn.

Bài viết khác