Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Thiết kế logo chuyên nghiệp

Thiết kế Logo là một khía cạnh quan trọng của việc xúc tiến kinh doanh.

Logo là yếu tố tạo dấu ấn riêng của doanh nghiệp, chính vì vậy khi thiết kế logo phải đảm bảo các tiêu chí : độc đáo, ấn tượng, dễ nhìn, dễ nhớ, dễ nhận biết, có ý nghĩa, thể hiện rõ được thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng hay với chính nhân viên đang làm việc, kết hợp với những màu sắc tinh tế nhằm tạo ra sự đặc trưng cho bản sắc, văn hóa của doanh nghiệp…, các khách hàng tiềm năng của bạn ngay lập tức có thể khám phá ra cách kinh doanh của bạn có thể phục vụ họ. Lý tưởng nhất, logo của công ty tăng cường khách hàng tiềm năng và quan trọng ấn tượng đầu tiên của các đối tác của doanh nghiệp. Một logo tốt có thể xây dựng lòng trung thành giữa doanh nghiệp và khách hàng của bạn, thiết lập một bản sắc thương hiệu, và cung cấp cái nhìn chuyên nghiệp của một doanh nghiệp thành lập. Vậy tại sao không đầu tư một chút để thiết kế logo chuyên nghiệp như vậy là rất quan trọng để hình ảnh thương hiệu của bạn?
Tuy nhiên, hiện nay không ít các đơn vị vẫn đang hiểu sai và coi nhẹ giá trị của logo. Còn các công ty thiết kế logo phần lớn thường thiết kế theo tốc độ “công nghiệp”, không nghiên cứu, tìm hiểu và chăm chút chu đáo nên logo khi thiết kế thường không thể hiện được đúng giá trị, tầm vóc của doanh nghiệp.
Thiết kế logo chuyên nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của thiết kế logo tạo lên sự thành công của một doanh nghiệp, tổ chức, công ty…Lebrand cung cấp dịch vụ Thiết kế logo chuyên nghiệp bởi đội ngũ họa sỹ tư vấn thiết kế logo hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm đã từng tư vấn xây dựng và phát triển thương hiệu cho rất nhiều công ty lớn trong nước và nước ngoài đã và đang cố gắng hết mình nhằm mục tiêu tạo ra các mẫu logo đẹp, những thương hiệu mang tầm vóc quốc tế,  thu hút khách hàng tiềm năng các doanh nghiệp.

12 nguyên tắc cần tuân thủ khi thiết kế Logo (eureka)

1. Lên phác thảo

Để thiết kế được một logo hiệu quả thì bước quan trọng đầu tiên là vẽ phác thảo sơ bộ. Ở đây có thể đơn giản như giấy và bút vẽ hay vẽ bản nháp bằng phần mềm đồ họa vector, chẳng hạn như chương trình Illustrator. Điều mấu chốt là nếu bỏ qua bước này, bạn sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Bắt đầu từ 20 đến 30 bản phác thảo những ý tưởng cơ bản và sau đó phát triển chúng để tạo ra những biến thể của ý tưởng ban đầu. Nếu như có vẻ không khả thi, hãy bắt đầu lại từ đầu những ý tưởng phác thảo mới. Một người thiết kế đồ họa cần mẫn sẽ tốn nhiều thời gian với công việc chuẩn bị phác thảo này hơn bất kỳ người nào khác trong quá trình thiết kế.

2. Tạo sự cân bằng trong thiết kế

Sự cân bằng trong thiết kế rất quan trọng bởi vì bộ não chúng ta nhận thức được một thiết kế cân đối một cách tự nhiên một khi ta cảm thấy hài lòng. Luôn giữ logo được cân đối bằng cách duy trì “trọng lượng” của đồ họa, màu sắc, và kích cỡ bằng nhau trên mọi góc nhìn. Mặc dù đôi khi ta có thể bỏ qua vai trò của sự cân đối, nhưng nhớ rằng logo của bạn sẽ được đông đảo người xem, không chỉ riêng những người có tầm nhìn nghệ thuật, vì thế một thiết kế cân đối thì tốt hơn hết.

3. Vấn đề về kích thước khi thiết kế logo

Khi thiết kế logo thì kích thước cũng là vấn đề cần quan tâm đến. Một logo trông phải dễ nhìn và rõ ràng ở mọi kích thước. Một logo sẽ không gây ấn tượng khi không được thiết kế rõ ràng một khi được giảm xuống kích thước nhỏ để làm biểu tượng cho tiêu đề trên giấy, trên các bì thư, và trên các hàng hoá quảng cáo có kích thước nhỏ.
Thiết kế logo Thiên Hải
Logo cũng phải trông sao cho dễ nhìn khi sử dụng kiểu định dạng lớn hơn, chẳng hạn trên các bảng quảng cáo, các thông cáo và các kiểu định dạng điện tử như trên tivi và trang web. Cách đáng tin cậy nhất để xác định xem một logo có được hiển thị rõ nét ở mọi kích thước hay không là chính bạn phải tự mình kiểm chứng nó.
Nên chú ý rằng ở kích thước nhỏ nhất thì thường khó hiển thị rõ nét, vì thế ban đầu bạn nên in logo trên tiêu đề đầu trang giấy hoặc bì thư và xem liệu nó vẫn còn rõ ràng hay không. Bạn cũng có thể kiểm chứng mẫu thiết kế ở tỷ lệ lớn bằng cách in kiểu kích thước của bảng quảng cáo ở cửa hàng in.

4. Sử dụng màu sắc một cách sáng tạo

Lý thuyết về màu sắc thì phức tạp, nhưng người thiết kế nào hiểu được cái căn bản thì có thể vận dụng màu sắc một cách thuận lợi. Những nguyên tắc cơ bản nên ghi nhớ là:
  • Dùng những màu gần giống nhau trên bảng màu (ví dụ như với gam màu “ấm” ta dùng màu đỏ, cam và vàng)
  • Đừng dùng những màu quá sáng mà mắt chúng ta khó nhìn.
  • Logo phải trông dễ nhìn ở gam màu đen trắng, xám, và cả 2 màu trên.
  • Đôi khi làm khác đi so với nguyên tắc cũng tốt, chỉ cần bạn chắc chắn có lý do hợp lý để làm điều đó.
Biết cách làm cho màu sắc gợi lên được cảm xúc và tâm trạng thì cũng khá quan trọng. Chẳng hạn, màu đỏ có thể gợi lên được cảm xúc bốc đồng, yêu thương, đam mê và cả sức mạnh. Luôn ghi nhớ là khi kết hợp những màu sắc lại với nhau, bạn phải tạo ra được màu sắc phù hợp với sắc thái tổng thể và sự cảm nhận về thương hiệu đó. Hãy tham khảo qua những màu sắc riêng biệt cho riêng một thương hiệu nào đó cũng là một ý tưởng hay. Có một vài thương hiệu được nhận biết qua màu sắc riêng biệt của chúng.
Thiết kế logo Bảo Nguyên
Chẳng hạn, khi nghĩ tới John Deere, bạn nghĩ ngay đến màu xanh lục đặc trưng của John Deere, chính kiểu dáng màu sắc này tạo được sự phân biệt với thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh, quan trọng hơn cả là làm cho thương hiệu được mọi người nhận biết nhiều hơn.

5. Phong cách thiết kế phải phù hợp với công ty

Bạn có thể dùng những phong cách thiết kế khác nhau khi thiết kế logo, và chọn ra một kiểu thích hợp, bạn nên có một số thông tin cơ bản về khách hàng và thương hiệu của họ. Xu hướng thiết kế logo gần đây là những logo hiệu ứng ba chiều của web 2.0, với đồ họa kiểu bong bóng, chuyển sắc. Phong cách thiết kế này có vẻ hiệu quả cho các web 2.0 hoặc các công ty công nghệ, nhưng có lẽ không mấy khả thi đối với các thương hiệu của các công ty khác.
Hãy nghiên cứu về khách hàng và người xem trước khi bạn bắt đầu giai đoạn lên phác thảo. Điều này sẽ giúp cho bạn xác định được kiểu thiết kế tốt nhất ngay từ lúc khởi điểm và tiết kiệm thời gian không phải quay lại từ nơi bắt đầu.

6. Vấn đề kiểu chữ

Lựa chọn kiểu chữ và cỡ chữ phù hợp khó hơn nhiều so với điều mà nhiều nhà thiết kế mới khởi nghiệp nghĩ. Nếu mẫu thiết kế của bạn bao gồm cả văn bản, hoặc như một phần của logo hay khẩu hiệu, bạn sẽ cần phải dành nhiều thời gian phân loại thông qua hàng tá kiểu chữ khác nhau –  và kiểm chứng chúng trong mẫu thiết kế trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy thử cả hai kiểu chữ serif và sans-serif cũng như kiểu chữ viết hoa, in nghiêng, in đậm và các kiểu chữ tùy chỉnh khác.
Thiết kế logo Platinum Living
Hãy xem xét 3 điểm chủ yếu khi lựa chọn kiểu chữ đi kèm trong mẫu thiết kế logo của bạn:
  • Tránh dùng các kiểu chữ được sử dụng phổ biến như là Comic Sans nếu không tác phẩm thiết kế của bạn khi hoàn thành sẽ không chuyên nghiệp.
  • Phải chắc chắn là kiểu chữ vẫn rõ ràng khi được thu nhỏ lại, đặc biệt là với kiểu chữ viết tay.
  • Chỉ dùng 1 kiểu chữ là tốt nhất, tránh dùng từ 2 kiểu chữ trở lên.
Hãy kiên định trong thiết kế của bạn. Kiểu chữ càng giữ được nguyên bản của nó bao nhiêu thì thương hiệu của nó càng nổi bật bấy nhiêu. Ví dụ về các logo của các thương hiệu nổi tiếng thành công có kiểu chữ nguyên bản là Yahoo!, Twitter và Coca Cola.

7. Mục tiêu là sự nhận biết được thương hiệu

Điều cốt lõi tạo dựng một logo là xây dựng được sự nhận biết thương hiệu. Làm cách nào bạn thực hiện điều này? Điều này cũng thay đổi theo từng trường hợp, nhưng mục tiêu cũng là sao cho một người thông thường khi nhìn logo thì ngay tức thì liên tưởng đến thương hiệu. Ví dụ điển hình như là logo của Coca-Cola, Pepsi, McDonald’s, Nike. Chỉ cần nhìn thoáng qua những logo này là bạn có thể nhận biết được thương hiệu của chúng.
Điều then chốt để có thể thiết kế được một logo được nhiều người nhận biết và ngưỡng mộ là kết hợp tất cả các yếu tố được thảo luận đến trong bài viết này: kích cỡ, kiểu thiết kế, màu sắc, kiểu chữ, và tính sáng tạo.
Trong quá trình thiết kế, nếu bỏ sót bất cứ yếu tố nào trong những điều trên thì cũng sẽ làm giảm chất lượng của thiết kế sau cùng của bạn. Hãy kiểm tra kỹ mẫu thiết kế logo của bạn và xem liệu nó có đáp ứng được tất cả các tiêu chí này hay không.
Một cách thử nghiệm nhanh để xác định xem logo của bạn có thể được nhận ra hay không là bạn hãy dùng phần mềm thiết kế đồ họa xoay ngược nó lại để xem liệu có nhận diện được thương hiệu của nó nữa không. Ngoài ra, bạn thử phản chiếu logo xem trong trạng thái này nó có dễ dàng được nhận biết không.
Chú ý là logo không phải lúc nào cũng đập vào tầm nhìn của chúng ta trực tiếp, chẳng hạn như bên hông của xe buýt hoặc trên các bảng quảng cáo mà bạn chạy ngang qua. Vì thế, bạn phải xem qua mẫu thiết kế logo của mình dưới mọi góc độ và chắc chắn là nó sẽ được nhận biết từ bất cứ hướng nào trước khi đưa nó cho khách hàng.

8. Can đảm tạo nên sự khác biệt

Để nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, bạn phải nhận ra mình là một nhà thiết kế với phong cách riêng biệt chứ không phải sao chép các mẫu thiết kế hoặc phong cách thiết kế của ai khác, hãy sáng tạo và kiên định lập trường của bạn. Làm sao để tạo được sự khác biệt này?  Hãy thử phá vỡ các quy tắc thiết kế và chấp nhận rủi ro. Hãy thử các kiểu thiết kế khác nhau để tìm ra cái tốt nhất có thể làm hài lòng khách hàng.  Kết hợp các màu sắc khác nhau cho đến khi nào tạo ra được một thiết kế thật sự độc đáo. Hãy vui thích với chương trình thiết kế bạn đang sử dụng, tiếp tục thiết kế cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng.

9. K.I.S.S (Keep it simple & stupid)

Logo càng đơn giản, người ta càng dễ nhận biết nó. Chẳng hạn, Nike là một logo cực kì đơn giản và cũng là một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhiều nhất trên thế giới. Hãy tuân thủ theo quy luật K.I.S.S ngay từ khi bắt đầu quá trình thiết kế, khi động não sáng tạo ý tưởng và khi vẽ phác thảo. Bạn sẽ thấy rằng bạn thường bắt đầu với những mẫu thiết kế tương đối phức tạp và kết thúc với một kiểu thật đơn giản. Chỉ vận dụng những gì thiết yếu và xoá đi những yếu tố không cần thiết.

10. Tạo hiệu ứng thật đơn giản

Adobe Illustrator, Freehand, Photoshop, và các chương trình thiết kế đồ hoạ khác là các công cụ cực kỳ hiệu quả với nhiều chức năng và hiệu ứng bạn có thể ứng dụng cho thiết kế logo của mình, miễn là đừng vận dụng nó quá mức. Những công cụ thiết kế này thì thích hợp thật, nhưng cũng không cần thiết để thiết kế logo. Tất nhiên là việc tham khảo và xem những hiệu ứng mà những công cụ này tạo ra để làm nổi bật logo thì cũng tốt, nhưng hãy nhớ rằng đơn giản là chìa khoá để thành công.

11. Phát triển mẫu thiết kế theo kiểu “Dây chuyền lắp ráp”

Để tạo ra được một logo đặc trưng, bạn cần phải phát huy khả năng thiết kế của riêng mình hơn nữa, bao gồm những bước sau đây:
  • Nghiên cứu
  • Động não tạo ra những ý tưởng
  • Phác thảo sơ bộ
  • Thiết kế trên máy
  • Gửi cho khách hàng
  • Thêm hoặc bỏ đi bất cứ gì khách hàng mong muốn
  • Hoàn thiện mẫu thiết kế và gửi lại cho khách hàng
Mặc dù có thể bạn muốn điều chỉnh một chút, nhưng mà nên tuân theo những bước cơ bản trong mỗi mẫu thiết kế logo. Điều này sẽ giúp bạn tổ chức, sắp xếp công việc hiệu quả hơn, duy trì được trọng tâm, mang lại kết quả như mong đợi

12. Tham khảo để tìm ý tưởng chứ không sao chép

Nguyên tắc cuối cùng để thiết kế một logo hiệu quả thì khá đơn giản: đừng sao chép thiết kế của ai khác!  Mặc dù không có gì sai khi lấy nguồn cảm hứng từ các nhà thiết kế khác, nhưng việc sao chép ý tưởng người khác thì không thể chấp nhận về mặt đạo đức và bất hợp pháp. Thư viện hình ảnh trên website cho phép bạn sử dụng những hình ảnh nghệ thuật miễn phí, với thẩm quyền hợp pháp, nhưng tôi khuyên bạn không nên sử dụng.
Những trang web này có thể giúp ích để bạn lấy ý tưởng trong suốt giai đoạn động não tìm ý tưởng, nhưng tốt hơn hết là bạn nên bắt đầu mẫu thiết kế tữ những nét phác thảo và phát triển nó theo nguyên bản 100% của bạn.  Bạn có tuân thủ các quy tắc trên khi thiết kế logo của bạn không? Tại sao không hoặc tại sao bây giờ bạn mới tuân thủ? Vui lòng chia sẻ ý kiến của bạn với chúng tôi.

Bài viết khác