Logo khác gì với biểu tượng, nhãn hiệu và thương hiệu?
Chúng ta nhắc nhiều đến logo, biểu tượng, nhãn hiệu và thương hiệu, nhưng liệu bạn có thể phân biệt những thuật ngữ này? Logo và bểu tượng khác nhau như thế nào?
Để làm việc dễ dàng hơn với đối tác, dù là nhà thiết kế hay quản lý chiến dịch marketing, đều nên thuộc nằm lòng những khái niệm này nhé.
Logo và biểu tượng không thể thay thế cho nhau
Logo là gì?
Bạn cần một định nghĩa chính xác về logo? Vậy thì có ngay đây, “Logo là tín hiệu tạo hình thẩm mỹ có cấu trúc hoàn chỉnh chứa đựng một lượng thông tin hàm súc biểu đạt tính năng hoạt động của một công ty, một tổ chức hay một nhóm người nào đó”.
Khi nào thì logo thành biểu tượng
Có một thực tế là nhiều người vẫn sử dụng từ “biểu tượng” như cụm từ thay thế cho “logo”. Nhưng thật ra, một biểu tượng có thể không phải là logo, và một logo chưa chắc có thể trở thành biểu tượng. Nói một cách dễ hiểu, biểu tượng là khi con người dùng một hình ảnh để tượng trưng cho một vật, một hiện tượng nào đó.
Chẳng hạn như người ra thường dùng hình ảnh trái tim để tượng trưng cho tình yêu, thì lúc này hình trái tim là biểu tượng của tình yêu.
Đối với thương hiệu, thông thường hình ảnh logo sẽ trở thành biểu tượng của thương hiệu đó khi nó tượng trưng cho một ý nghĩa, một thông điệp thương hiệu nhất định trong lòng người tiêu dùng. Và logo chỉ có thể trở thành biểu tượng thương hiệu khi nó có đủ thời gian và đủ khả năng thuyết phục người tiêu dùng gắn liền nó với thương hiệu trong tâm trí họ.
Nhãn hiệu chưa hẳn là thương hiệu
Nhãn hiệu hàng hòa là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau trên thị trường. Nhãn hiệu có thể nhìn thấy được, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, không nhất phải là từ ngữ, mà nó còn có thể là hình vẽm ảnh chụp hay kết hợp hình vẽ, ảnh chụp với từ ngữ trên bao bì hay bộ nhận diện thương hiệu. Nhãn hiệu là do người tạo ra sản phẩm, dịch vụ gán vào cho nó và tuyên truyền đến người tiêu dùng.
Thương hiệu
Theo định nghĩa của của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức”.
Như vậy, thương hiệu là một dạng tài sản phi vật chất. Thương hiệu đại diện cho một doanh nghiệp, nó có thể là nhãn hiệu của thương hiệu đó, hoặc không. Một nhà sản xuất được biết đến với một thương hiệu dù nó có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau.
Thương hiệu bao gồm những yếu tố tác động trực tiếp vào thính giác của công chúng, giúp công chúng có thể gọi tên như tên công ty, tên sản phẩm, slogan… Thương hiệu còn bao gồm những yếu tố chỉ có thể cảm nhận bằng thị giác như hình vẽ logo, màu sắc, bao bì…
Ảnh: designervn