Làm sao để thiết kế danh thiếp thật chuyên nghiệp?
Một thiết kế danh thiếp chuyên nghiệp có khả năng tác động tới quyết định của khách hàng, đối tác. Vậy làm sao để thiết kế danh thiếp thật chuyên nghiệp?
Danh thiếp là công cụ dễ dàng giúp khách hàng và đối tác biết bạn đang làm gì, làm thế nào để liên lạc với bạn. Hơn thế nữa, một thiết kế danh thiếp chuyên nghiệp còn góp phần tạo nên cái nhìn chuyên nghiệp cho chủ nhân danh thiếp và doanh nghiệp họ làm việc. Nếu bạn đang đi “chào hàng” khách hàng sỉ, tìm đối tác hợp tác thì danh thiếp là công cụ tiếp thị vô cùng quan trọng. Họ có nhớ đến bạn khi cần sử dụng sản phẩm/ dịch vụ bạn đang cung cấp hay không, thiết kế danh thiếp cũng có khả năng tác động đấy.
Dưới đây là những chia sẻ của nhà thiết kế Lebrand về những yếu tố có thể tăng “sức mạnh” cho thiết kế name card doanh nghiệp của bạn.
Cung cấp thông tin cần thiết vừa đủ
Về bản chất thì danh thiếp chỉ đơn giản là một lời nhắc nhở, giúp mọi người nhanh chóng tìm được cách liên hệ với chủ nhân của nó mà thôi. Vậy nên trên danh thiếp chỉ cần thông tin “bạn là ai, bạn làm gì và liên hệ với bạn bằng cách nào” là đủ rồi nhé. Name card ra đời để trả lời 3 câu hỏi này mà đúng không nào?
Vì thế đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều thông tin bạn nhé. Cố gắng giữ cho mẫu name card của bạn ngắn gọn, rõ ràng với phần thông tin dễ nắm bắt nhất. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ chọn cách trình bày tên và thông tin liên hệ (số điện thoại, email, website) trên một mặt, mặt còn lại là logo thương hiệu.
Cân nhắc khi đặt thông tin mạng xã hội lên name card
Khi nào thì nên đặt thông tin tài khoản mạng xã hội của bạn lên danh thiếp? Đó là khi mạng xã hội là cách duy nhất khách hàng có thể tìm kiếm bạn trên môi trường internet, và bạn thật sự muốn họ ghé thăm bạn trực tuyến. Còn nếu bạn đã có website hay blog thì bỏ qua mạng xã hội nhé. Trong trường hợp bạn phải thể hiện thông tin tài khoản Facebook, Twitter hay Instagram trên name card thì hãy cố gắng làm nó ngắn gọn và dễ đọc nhất có thể nhé.
>> Xem thêm: Bật mí bí quyết thiết kế name card “khách nhìn là nhớ ngay”
Đừng dùng 1 mẫu danh thiếp cho mọi khách hàng, đối tác
Nhiều người nghĩ rằng thiết kế và sử dụng chung một mẫu danh thiếp cho tất cả thành viên công ty, dành cho mọi khách hàng lẫn đối tác để thống nhất bộ nhận diện thương hiệu. Điều này đúng, nhưng không phải là ý tưởng tốt cho mọi trường hợp. Khách hàng tiềm năng và đối tác hợp tác của bạn có phải đều cùng một ngành hàng không? Rõ ràng là không rồi.
Tương tự những hình ảnh hay sản phẩm thiết kế in ấn khác, danh thiếp sẽ thu hút và đáng nhớ hơn với 1 người khi nó có nét tương đồng với điều họ biết. Điều này có vẻ hơi khó, vì bạn vừa phải đảm bảo các mẫu thiết kế không quá khác nhau và khác bộ nhận diện thương hiệu, vừa phải đảm bảo chúng phù hợp nhất định với đối tượng mục tiêu sẽ nhận chúng. Tuy nhiên, sự chỉn chu nào cũng mang đến những kết quả tích cực.
Giữ liên kết với thương hiệu cá nhân
Thông thường, khi nói “in danh thiếp công ty”, nhưng luôn luôn có 1 cái tên kèm chức vụ và thông tin liên hệ cá nhân ở trên. Bởi suy cho cùng, danh thiếp vẫn là tài sản cá nhân. Thông tin cá nhân lúc này là một phần thương hiệu, thông qua bạn, khách hàng, đối tác sẽ liên kết được với công ty.
Sáng tạo có chừng mực
Sáng tạo là yếu tố giúp name card của bạn bắt mắt hơn, ấn tượng hơn. Tuy nhiên hãy giữ sáng tạo là yếu tố phụ thôi nhé. Đừng để sự sáng tạo biến thiết kế danh thiếp thành một hình ảnh trừu tượng, công cụ quảng cáo hay một mẫu thiết kế phức tạp. Thiết kế đơn giản, thông tin rõ ràng, yếu tố nhận diện tốt – name card chỉ cần như vậy là đủ.
>> Xem thêm: Những ý tưởng thiết kế danh thiếp đầy sáng tạo
Cuối cùng, đừng ngại chi ngân sách
Dù bạn làm gì, hãy giữ danh thiếp của bạn được thiết kế và in ấn chỉn chu. Bởi nó cũng là 1 phần “bộ mặt thương hiệu” của bạn. Ngay cả khi bạn có một máy in hàng đầu, danh thiếp do bạn tự thiết kế vẫn có thể trông tệ do sự không nhất quán trong khâu cắt chẳng hạn. Cố gắng đầu tư ngân sách để thuê 1 đơn vị thiết kế in ấn danh thiếp chuyên nghiệp và giải thích chính xác những gì bạn muốn, chọn loại giấy in tốt và giám sát chặt chẽ quá trình từ đặt in cho đến khâu nghiệm thu thành phẩm bạn nhé.
Ảnh: Những dự án do Lebrand thực hiện