Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Không chịu ‘bán mình’, thương hiệu xà phòng Việt sống thế nào?

Không bán mình cho đại gia ngoại như Viso hay Daso, một số thương hiệu xà phòng Việt tìm nhiều cách để sống

Xà phòng đua nhau “bán mình”

VISO, HASO là những thương hiệu bột giặt nổi tiếng tại Việt Nam. VISO, HASO được người tiêu dùng lựa chọn vì chất lượng khá tốt và giá cả cạnh tranh. Trước VISO, HASO, Xà bông cô Ba được xem là thương hiệu xà phòng đình đám nhất.
Xà bông thơm “Cô Ba” nổi danh trong mấy thập niên liền, đủ sức đánh bạt xà bông ngoại hoá, nhập cảng từ Pháp. Xà bông cô Ba gần như xuất hiện trong mọi gia đình, đặc biệt các gia đình miền Nam.
Trải qua cả chiều dài lịch sử, Xà bông cô Ba không còn thuộc sở hữu của ông Trương Văn Bền mà thuộc về công ty Bột giặt Phương Đông. Với sự nổi tiếng sẵn có của Xà bông cô Ba, công ty Bột giặt Phương Đông không mất quá nhiều chi phí quảng bá nhưng thương hiệu xà bông này vẫn được số lượng đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.
Thế nhưng, khi Việt Nam mở cửa thị trường, hàng loạt “đại gia” ngoại rủ nhau “xâu xé” thị trường Việt. Trong đó, thị trường xà phòng, bột giặt cũng không nằm ngoài tầm ngắm. Công ty Bột giặt Phương Đông chào đón P&G với ước mong “đổi đời”.
Không chịu ‘bán mình’, thương hiệu xà phòng Việt sống thế nào?
Bột giặt Lix 
Tuy nhiên, khi liên doanh với tập đoàn P&G, Xà bông cô Ba không những không được thăng hoa mà còn bị “dìm” không thương tiếc. Nhà máy Xà bông Việt Nam bị buộc phải bỏ tất cả những sản phẩm cũ. Xà bông cô Ba không bị “khai tử” nhưng sống lay lứt từ khi P&G “kết hôn” với Phương Đông.
Ngày nay, người Sài Gòn vẫn có thể tìm thấy cục xà bông Cô Ba ở những kệ trưng hàng nhỏ bé, khiêm tốn trong một góc siêu thị Co.opmart.
Trong khi đó,VISO và HASO là những sản phẩm hướng tới người tiêu dùng bình dân với mức giá cả phù hợp với túi tiền của đại bộ phận công chúng. Chất lượng của các sản phẩm này cũng là một trong các yếu tố được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao. VISO chiếm thị phần đáng kể trong phân khúc bột giặt.
Nếu P&G “kết hôn” với Phương Đông thì Unilever nhanh tay hợp tác với nhiều công ty bột giặt đáng có vị thế lớn trong nước như Viso, Haso để lập nên liên doanh Lever-Viso, Lever-Haso. Sau công cuộc thâu tóm thầm lặng của Unileve, VISO, HASO không còn là bột giặt thương hiệu Việt nữa.

Không chịu bán mình

Trong khi những thương hiệu lững lẫy như Cô ba Xà bông, VISO, HASO lần lượt rơi vào tay các ông lớn ngoại, một số thương hiệu bột giặt Việt Nam vẫn quyết tâm “giữ mình” và tự thân phát triển. Chính vì vậy, trên thị trường mới có một số sản phẩm bột giặt thuần Việt.
Một số sản phẩm thuần Việt có thể kể đến như bột giặt LIX của Công ty Cổ phần Bột giặt Lix, bột giặt NET của công ty cổ phần bột giặt NET, bột giặt Đức Giang của công ty Đức Giang và bột giặt Vì Dân của công ty TNHH VICO.
Trong đó, Công ty Cổ phần Bột giặt Lix nổi trội hơn cả. Trong suốt giai đoạn khủng hoảng kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đều chìm trong thua lỗ nhưng LIX vẫn duy trì được khoản lợi nhuận hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Không chịu ‘bán mình’, thương hiệu xà phòng Việt sống thế nào?
Bột giặt NET
Lợi nhuận sau thuế của LIX năm 2010, 2011, 2012, 2013 lần lượt là 72 tỷ đồng, 65 tỷ đồng, 60 tỷ đồng và 69 tỷ đồng. Trong năm 2014, lãi quý 1 của LIX là 14 tỷ đồng, quý 2 là 21 tỷ đồng. Doanh thu không có nhiều biến động mạnh, dao động từ 370 tỷ đồng tới 440 tỷ đồng mỗi quý.
Đây là số liệu khả quan trong những năm gần đây. Trước đó, trong thời gian đầu, khi Unilever mới bành trướng thị trường Việt Nam, LIX gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, LIX đã tìm đường sống bằng cách trở thành đối tác của ông lớn ngành hàng tiêu dùng.
Kể từ năm 2000, doanh nghiệp này bắt đầu gia công cho Unilever hàng ngàn tấn bột giặt mỗi năm và điều này đã giúp tăng trưởng doanh thu ổn định ở mức 25%/năm. Vì vậy, Lợi nhuận hằng năm của Lix cũng một phần đến từ Unilever.
Khi mới bắt đầu, sản lượng gia công chiếm phần lớn sản lượng nhưng giá trị mang lại không cao. Vì vậy, một mặt vẫn gia công cho đối tác, một mặt Lix tìm cách mở rộng quy mô. LIX tăng dần lượng sản phẩm mang thương hiệu riêng và giảm tỉ lệ gia công từ mức 70% năm 2000 xuống còn 34% năm 2011.
Thị trường chính của LIX là miền Tây. Mặc dù có sư hiện diện của nhiều đối thủ như P&G nhưng LIX đang “làm chủ” thị trường miền Tây Nam bộ với các sản phẩm thuộc phân khúc trung bình. Hiện tại, LIX đang đẩy mạnh “Bắc tiến” với nhà máy ở Bắc Ninh.
Bên cạnh đó, Công ty cũng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Doanh thu từ xuất khẩu đã tăng hơn 30% trong năm 2011, đạt hơn 22 triệu USD.
Có quy mô nhỏ hơn LIX nhưng NET cũng hoạt động kinh doanh khá hiệu quả. Dù bị tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế nhưng LIX vẫn duy trì được lợi nhuận dương. Giống như LIX, NET chưa từng phải đối diện với nỗi ám ánh thua lỗ suốt thời gian qua.
Thậm chí, trong “tâm bão khủng hoảng”, năm 2010, NET lãi tới 81 tỷ đồng. Những năm sau đó, dù lợi nhuận sụt giảm nhưng NET vẫn lần lượt báo lãi năm 2011, 2012 và 2013 là 75 tỷ đồng, 56 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Doanh thu của NET cũng có những tín hiệu lạc quan.
Không phải là những doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu, không phải là những cổ phiếu nóng nhưng cả LIX và NET đều khiến cổ đông hài lòng vì đều đặn chi trả cổ tức với tỷ lệ khá cao.
Cụ thể, năm 2013, NET chi trả cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền mặt và trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1:1. Năm 2012, cổ tức của NET là 40%. Năm 2011, cổ đông NET thậm chí còn nhận cổ tức với tỷ lệ 50%.
Bảo Linh – VTC New

Bài viết khác