Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Hình ảnh nhận diện thương hiệu - Công cụ nhận diện thương hiệu bằng thị giác

Trong Sensory Branding, thị giác được chú trọng nhất. Bởi hình ảnh nhận diện thương hiệu cho phối thị giác, não bộ, cảm xúc và hành vi khách hàng hiệu quả.

Hình ảnh nhận diện thương hiệu - Công cụ nhận diện thương hiệu bằng thị giác

Hầu hết các công cụ xây dựng thương hiệu phổ biến hiện nay tập trung vào thị giác dưới hai hình thức tĩnh và động. Các nghiên cứu về thị giác ảnh hưởng đến tâm lý nhận thức, hành vi, nhu cầu… người tiêu dùng được thực hiện dưới hình thức tâm lý khoa học thần kinh eyetracking, đo điện não, sóng não… Vì vậy việc thấu hiểu người tiêu dùng ngày càng sâu sắc hơn.

Công cụ nhận diện thương hiệu bằng thị giác

Về mặt hình ảnh, công cụ nhận diện thương hiệu có thể tác động tốt đến người tiêu dùng bao gồm:

  • Dấu hiệu nhận biết thương hiệu tên hiệu, sắc hiệu, slogan, logo, icon logo, avatar logo.
  • Vật phẩm truyền thông thương hiệu tĩnh: brochure, catalogue, poster, banner, print ad, outdoor ad..
  • Vật phẩm truyền thông thương hiệu động: video, tvc clip, event…

Các tác nhân tác động đến nhận thức của khách hàng về hình ảnh thương hiệu

Có nhiều yếu tố có thể tác động đến nhận thức của khách hàng về hình ảnh thương hiệu.

Hình ảnh nhận diện thương hiệu - Công cụ nhận diện thương hiệu bằng thị giác

Yếu tố nhận thức

  • Sự chi phối của tâm trạng cảm xúc: Sự chi phối tâm trạng cảm xúc: Tâm trạng vui vẻ thì hình ảnh được nhận thức theo chiều hướng tốt và ngược lại.
  • Sự chi phối của trải nghiệm và kinh nghiệm: Không cần mắt thấy rõ hoặc không cần thấy não vẫn nhận thức được hình ảnh như thế nào khi nghe âm thanh, ngửi mùi hoặc nếm vị.

>> Xem thêm: Trường phái siêu thực trong thiết kế hình ảnh nhận diện thương hiệu

  • Sự chi phối của học tập: Sự nhận thức hình ảnh bị ảnh hưởng nhiều bởi quá trình học tập từ môi trường sống (những quy ước, quy định, lối sống, phong tục…)
  • Sự chi phối của đặc tính cá nhân: Giới tính, tuổi tác, sự hiểu biết, tính cách… khác nhau sẽ dẫn đến sự nhận thức về hình ảnh khác nhau.
  • Sự chi phối của điều khiển vô thức: Những hình ảnh mang tính an toàn, lặp đi lặp lại nhiều lần, không gây chú ý cho mắt… Mắt cảm giác được nhưng vô thức, bao gồm cả trải nghiệm hay kinh nghiệm đã xử lý thông tin và không chuyển tín hiệu đến nhận thức nên quá trình nhìn thấy không diễn ra ở não. Trong 5 giác quan thì thị giác được điều khiển bởi vô thức cao nhất và thấp nhất là vị giác.
  • Sự chi phối của chọn lọc: Cùng thời điểm mắt có thể nhận được rất nhiều tín hiệu hình ảnh nhưng chỉ có những hình ảnh quan trọng, ấn tượng hay có khả năng ảnh hướng đến sự an toàn thì mới tạo được sự chú ý của mắt.
  • Não sẽ không nhận thức hình ảnh kém sự chú ý, mờ nhạt hay quen thuộc.

Hình ảnh nhận diện thương hiệu - Công cụ nhận diện thương hiệu bằng thị giác

Yếu tố cảm xúc

Bạn nên lưu ý đến những điều này khi sử dụng yếu tố cảm xúc chi phối đến nhận thức của khách hàng về hình ảnh thương hiệu:

  • Cảm cúc tích cực với những hình ảnh đẹp và an toàn. Ngược lại, hình ảnh không an toàn, xấu sẽ gây ra cảm xúc tiêu cực và không muốn xem tiếp.
  • Những hình ảnh mang tính chất sinh học, thiết yếu: gương mặt biểu cảm, tình dục, ăn uống, vui chơi, làm việc, nghỉ ngơi… gây cảm xúc cao hơn hình ảnh bình thường.
  • Hình ảnh có màu sắc gây cảm xúc nhiều hơn hình ảnh đen trắng.
  • Hình ảnh có giá trị thời thơ ấu, sự yêu thương sẽ gây cảm xúc mạnh hơn: tình thương cha mẹ, đứa trẻ cười/ khóc/ vui chơi hay món đồ chơi trẻ con…
  • Trong 5 cơ quan cảm giác thì thị giác ít gây chú ý hay khoái cảm cho não nhất. Vì vậy thông tin tiếp nhận hay cảm xúc từ hình ảnh nhận diện thương hiệu mang lại sẽ thấp hơn các tác nhân mùi, vị, âm thanh và cảm giác sờ.
  • Khi nhìn, nam có cảm xúc tốt hơn nữ. Ngược lại, nữ có cảm xúc nhiều hơn nam khi nghe.

Khám phá thêm những thông tin hữu ích khác về hình ảnh nhận diện thương hiệu tại Lebrand bạn nhé.

Ảnh: Internet

Address

195 Phan Văn Hân, Phường 17
Quận Bình Thạnh, TP HCM