Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Ứng dụng tâm lý màu sắc vào thiết kế logo như thế nào?

Tâm lý màu sắc trong thiết kế logo không còn xa lạ. Tuy nhiên, bạn đã biết cách làm thế nào để ứng dụng lý thuyết tâm lý màu sắc vào thiết kế logo hiệu quả?

Logo có vai trò gì trong nhận diện thương hiệu?

Từ rất lâu trước đây, những nhà làm tiếp thị đã biết cách ứng dụng tâm lý màu sắc vào thiết kế hình ảnh thương hiệu để tác động vào nhận thức và hành vi khách hàng. Trong hệ thống nhận diện thương hiệu, logo là yếu tố nhận diện quan trọng hàng đầu.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về ý nghĩa màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Mẫu thiết kế logo thương hiệu xuất hiện ở khắp mọi nơi với nhiều kiểu biến thể đa dạng, từ typography, kí hiệu, hình vẽ, chữ viết tắt cho đến lồng ghép ẩn ý trong vô vàn sắc độ khác nhau.

Ứng dụng tâm lý màu sắc vào thiết kế logo như thế nào?

Thiết kế logo mang trong mình sứ mệnh truyền tải bản sắc, tinh thần thương hiệu. Tuy nhiên, so với những sản phẩm trong hệ thống P.O.S.M, logo rất hạn chế về mặt thể hiện. Vì vậy, màu sắc là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thiết kế biểu tượng logo.

Vai trò của màu sắc trong thiết kế logo là gì?

Trong nghiên cứu của Lauren Labrecque và George Milne đã chỉ ra rằng màu sắc logo là trung tâm của toàn bộ bộ nhận diện thương hiệu, góp phần nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu và truyền đạt thông điệp hiệu quả hơn mọi yếu tố khác như kí hiệu, chữ viết hay hình ảnh.

Nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ tác động vào tâm lý khách hàng của các logo có màu sắc có sự khác biệt khá lớn. Vì lý do này mà mức độ phổ biến của màu sắc logo cũng có sự chênh lệch, phụ thuộc nhiều vào đặc thù lĩnh vực ngành hàng doanh nghiệp hoạt động.

>> Xem thêm: Thiết kế đồ họa dành cho 4% dân số mù màu

Chẳng hạn:

Trắng: gợi cảm giác thuần khiết, sạch sẽ, đơn giản, bình yên, thường phù hợp với ngành hàng chăm sóc sức khỏe, công nghệ, dược phẩm.

Ứng dụng tâm lý màu sắc vào thiết kế logo như thế nào?

Ảnh: An ninh Thủ đô

Hồng: gợi cảm giác ấm áp, mềm mịn, cân bằng, thường phù hợp với ngành hàng chăm sóc sắc đẹp, đồ chơi, quần áo lót.

Đỏ: gợi cảm giác phấn khích, mạnh mẽ, thời thượng, thường phù hợp với ngành hàng bán lẻ, sức khỏe.

Cam: gợi cảm giác sống động, năng lượng, hướng ngoại, thường phù hợp cho ngành hàng thể dục thể thao, xuất nhập khẩu, công nghệ.

Vàng: gợi cảm giác lạc quan, thân thiện, tươi tắn, thường phù hợp với ngành hàng tài chính, sức khỏe, công nghệ, bảo hiểm.

Xanh lam: gợi cảm giác tin tưởng, hiệu quả, logic, thường phù hợp với ngành hàng tài chính, sức khỏe, công nghệ, bảo hiểm.

Đen: gợi cảm giác tinh tế, sang trọng, quyền lực, thường phù hợp với ngành hàng thời trang, tài chính, kỹ thuật tự động.

Ứng dụng tâm lý màu sắc vào thiết kế logo như thế nào?

Ảnh: BBC

Tím: gợi cảm giác sang trọng, chất lượng, chính xác, thường phù hợp với ngành hàng xa xỉ phẩm, công nghệ, thiết kế.

Nâu: gợi cảm giác tự nhiên, nghiêm túc, chắc chắn, thường phù hợp với ngành hàng bánh kẹo, cà phê.

Xanh lá: gợi cảm giác an toàn, thiên nhiên, cởi mở, thường phù hợp với ngành hàng sản phẩm thân thiện môi trường, chăm sóc sức khỏe, dã ngoại.

Khám phá thêm những thông tin hữu ích về ứng dụng tâm lý học màu sắc vào thiết kế logo thương hiệu ở các bài viết tiếp theo của Lebrand bạn nhé.

Bài viết khác