Lời khuyên dành cho những ai muốn tái thiết kế hình ảnh thương hiệu
Nếu ban đang muốn thay đổi hay làm mới hình ảnh thương hiệu của mình thì đừng quên những lời khuyên của Chobani và Spotify về REBRANDING bạn nhé.
Đầu tiên để Lebrand kể bạn nghe một câu chuyện nhé: Có một công ty nọ quyết định tái thiết kế hình ảnh thương hiệu. Họ đã đổ vào hàng triệu đô cho việc thiết kế lại hệ thống hình ảnh thương hiệu rồi truyền thông hình ảnh mới đó. Thế nhưng kết quả lại “không như mơ”, khi khách hàng thì xa lánh, mất rất nhiều tiền, và cuối cùng họ phải loay hoay để mang lại thương hiệu ban đầu.
>> Xem thêm: Thay đổi màu sắc thiết kế bao bì đẹp có giúp sản phẩm bán chạy hơn không?
Bởi vậy, Rebranding là một thách thức, nhưng không phải mọi sự tái thương hiệu đều là thảm họa. Brian Collins (Giám đốc sáng tạo của công ty xây dựng thương hiệu Collins) và Leland Maschmeyer (Giám đốc sáng tạo tại hãng sản xuất sữa chua Chobani) có vài lời khuyên hữu ích cho bạn nếu bạn đang muốn tái thiết kế hình ảnh thương hiệu đây.
Xác định thật rõ lý do bạn Rebranding
Không phải mọi khủng hoảng bạn đang gặp phải đều có thể giải quyết bằng cách Rebranding. Rebranding có nghĩa là bạn cải tổ thiết kế log, typography, tiếng nói, kể cả phương pháp tiếp thị và quảng cáo. Đó là một quyết định lớn, vì thế hãy xem xét thật cẩn trọng lý do nhé.
Thương hiệu của bạn có phải:
- Sản phẩm của bạn là mặt hàng cấp cao trên thị trường
- Thương hiệu của bạn tạo ra sự linh hoạt cho công ty của bạn
- Thương hiệu của bạn cải thiện hiệu quả và hiệu năng tiếp thị
Hãy đào sâu vào lịch sử ban đầu của thương hiệu
Nếu bạn đang tìm một con đường khác hoặc cách phát triển mới thì đào sâu vào lịch sử sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tốt hơn.
Sẵn sàng thay đổi câu chuyện thương hiệu của mình
Spotify trước khi tái thương hiệu vẫn là một công ty công nghệ, giao tiếp với khách hàng về tốc độ streaming và music feed. Sau khi tái thiết, công ty tập trung vào việc kết nối với văn hóa âm nhạc theo các chính thống, làm phong phú trải nghiệm âm nhạc và kết nối nhiều hơn với người hâm mộ.
Nghĩa là, khi bạn Rebranding, kể lại câu chuyện là chìa khóa. Thậm chí bạn phải bỏ xa câu chuyện ban đầu của mình, để kể một câu chuyện hoàn toàn mới. Đó là cái giá để việc tái thiết kế hình ảnh thương hiệu thành công.
Hãy tạo cơ hội cho người khác tham gia
Nhiều thương hiệu chỉ chú tâm vào việc cải tổ hình ảnh nhận diện thương hiệu, hình ảnh quảng bá thương hiệu khi Rebranding mà không tạo điều kiện để người khác tham gia, hay hiểu về những gì thương hiệu đang cố gắng làm. Tuy nhiên theo Maschmeyer: “Các thương hiệu đạt được sự liên quan, hỗ trợ và linh hoạt khi họ kết nối bản thân với một ý tưởng vị lai.”
“Nền tảng bạn đã xây dựng qua bao năm chính là tấm khiên bảo vệ sản phẩm và công trình của bạn theo thời gian”
Cách làm của Collins là một ví dụ: “Hai thập kỷ trước, ông lớn ngành máy tính đưa thuật ngữ “e-business” lên thành một văn hóa thông qua các câu chuyện và thương hiệu thông minh. Ai cũng có thể dùng nó, để ta có thể xã hội hóa tương lai đó một cách dễ dàng. Và cuối cùng nó đã định hình lại công ty.”
Gặp gỡ khách hàng ở nơi của họ
Nghiên cứu sâu rộng về mô hình và hành vi của khách hàng là yếu tố thiết yếu khi tái thương hiệu. Bạn sẽ phải nghĩ ra cách tiếp cận khách hàng, tìm ra tiếng nói và cộng hưởng với khách hàng ngay tại nơi của họ.
>> Xem thêm: Thiết kế logo không có chú cáo của Firefox
Khi Spotify nhận thấy là mọi người đang tạo các playlist trên nên tảng của mình và đặt tên chúng dựa theo các khoảnh khắc, thì họ nhìn vào các bài hát cụ thể và khi nào chúng được bật với khoảnh khắc văn hóa cụ thể để họ có thể kết nối với mọi người ở thời điểm chính xác.
Giữ cho các cổ đông chính tham gia tái thiết kế
Dù bạn thuê cố vấn, thuê một đơn vị khác hay tự tái thiết kế hình ảnh thương hiệu thì cũng hãy đảm bảo các cổ đông chính của công ty vẫn tham gia vào quá trình tái thiết kế đó.
Theo Collins: “Nếu bạn không làm cho họ cảm thất được kết nối với việc bạn đang làm, và họ không có một cảm giác sở hữu nó sâu sắc, khi bạn giao cho họ, họ sẽ bỏ chạy với nó, thay đổi tất cả và làm điều họ thích. Họ sẽ không bảo vệ nó.” Điều này đúng khi nhiều năm sau khi Spotify tái thiết hình ảnh thương hiệu thì những lãnh đạo trong công ty tiếp tục bảo tồn và bảo vệ sản phẩm họ từng tạo ra.
Với những lời khuyên hữu ích trên đây, Lebrand hy vọng bạn đã có thêm sự chuẩn bị cho kế hoạch tái thiết kế hình ảnh thương hiệu của mình nhé.
Nguồn: RGB