7 nguyên tắc trong Học thuyết Gestalt
Trong Học thuyết Gestalt gồm 7 nguyên tắc thường được nhắc đến và ứng dụng vào thiết kế thương hiệu. Hãy cùng Lebrand tìm hiểu cụ thể 7 nguyên tắc này.
>> Xem thêm: Nguyên tắc Gestalt trong thiết kế thương hiệu
Nguyên Tắc Đồng Bộ (Similarity)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ con người có xu hướng sắp xếp những thứ giống nhau thành một nhóm. Nguyên tắc Similarity hoạt động dựa trên cơ chế này. Theo đó, mọi thứ sẽ được nhóm theo màu sắc, hình dạng hoặc kích thước tương đồng giúp các yếu tố giống nhau có được sự gắn kết. Khi ứng dụng nguyên tắc đồng bộ vào thiết kế hình ảnh thương hiệu, người xem có thể nắm bắt thông tin dễ dàng hơn. Dĩ nhiên bạn vẫn có thể thay đổi thiết kế với những điểm nổi bật trên một vài chi tiết nào đó.
Nguyên Tắc Liên Tục (Continuation)
Nguyên tắc liên tục (Continuation) ấn định cách ánh nhìn đi theo hướng uyển chuyển khi nhìn vào các đường thẳng. Nguyên tắc liên tục là công cụ tuyệt vời giúp hướng người dùng vào đối tượng được ấn định trước trên bản thiết kế. Điều quan trọng là đảm bảo ánh nhìn của mắt “trượt” theo một đường cụ thể, di chuyển từ vật này sang vật khác.
Nguyên Tắc Đóng Kín (Closure)
Closure đến từ ý tưởng bộ não tự động lấp kín những phần còn thiếu trong thiết kế để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Nguyên tắc Closure thường được ứng dụng vào thiết kế logo. Ứng dụng Closure có thể giúp bản thiết kế gây tò mò tốt, từ đó dẫn dắt người nhìn từ điểm đầu đến điểm cuối hành trình trải nghiệm thiết kế mà bạn tạo nên.
Nguyên Tắc Gần Bên (Proximity)
Nguyên tắc Proximity trong Học thuyết Gestalt nói về sự liên kết mật thiết giữa các yếu tố trong thiết kế. Mối liên kết này mạnh nhất khi liên quan đến các yếu tố trùng lập hoặc xếp chồng lên nhau. Nhiều nhà thiết kế kết hợp nguyên tắc này với các khoảng trắng để người xem nhận biết được cấu trúc và cách bố trí mà họ muốn truyền tải.
Nguyên Tắc Chính-Phụ (Figure/Ground)
Nguyên tắc chính-phụ (Figure/Ground) tương tự Nguyên tắc Đóng kín. Nguyên tắc này khai thác cách thức não bộ con người xử lý không gian âm bản. Não bộ sẽ phân biệt được chi tiết nào trong bức ảnh là trọng tâm hoặc phần nền. Vì thế, việc nhìn thấy 2 hình ảnh độc lập nhau trong cả trọng tâm và phần nền của thiết kế có thể là một sự kích thích tuyệt vời với não bộ. Nguyên tắc chính-phụ (figure/ground)rất hiệu quả khi muốn làm nổi bật điểm trọng tâm.
Nguyên Tắc Đối Xứng Và Thứ Tự (Symmetry Và Order)
Theo Nguyên tắc đối xứng, khi nhìn thấy những hình ảnh mơ hồ, não bộ người có xu hướng đưa nó về hình thái đơn giản nhất. Nguyên tắc này thường được ứng vào thiết kế logo thương hiệu.
Nguyên Tắc Bầy Đàn (Common Fate)
Ban đầu Nguyên tắc Common Fate không được đưa vào học thuyết Gestalt. Nó chỉ được thêm vào trong thời gian gần đây. Nguyên tắc này chỉ ra việc não bộ con người ngoài xu hướng nhóm các vật giống nhau, còn nhóm các vật với nhau và thiết kế chúng cùng hướng nhau. Nguyên tắc này rất có ích trong thiết kế trải nghiệm người dùng UX. Khi ứng dụng nguyên tắc này, các đối tượng không nhất thiết di chuyển dùng hướng nhưng mang đến ấn tượng về cảm giác chuyển động thật sự cho người dùng.
Trên đây là nội dung chi tiết của 7 nguyên tắc trong học thuyết Gestalt. Cùng đón đọc những thông tin chuyên sâu về thiết kế thương hiệu tại Lebrand bạn nhé.