Background

The Blog

We are willing to take the best services for you.

Thương hiệu cho CEO hay DN?

Trong tiềm thức của nhiều người khi thương hiệu một Cty nổi bật trên thị trường thì “nhân hiệu” của CEO Cty ấy cũng được thơm lây. Nhưng cũng có nhiều trường hợp chính “nhân hiệu” vị CEO mới là nền tảng mạng lại thành công của cả DN.

Vì lẽ đó, nên thời gian vừa qua trong giới doanh nhân nói nhiều đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Đặc biệt là trong thời CNTT phát triển, sự hỗ trợ tích cực của các trang mạng xã hội như hiện nay thì xây dựng “thương hiệu cá nhân” đang trở thành một xu hướng trong giới doanh nhân.
Thương hiệu cho CEO hay DN?
Thương hiệu cá nhân của ông Phạm Nhật Vượng và thương hiệu Vingroup
luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt

Lợi chung, lợi riêng

“Hữu xạ tự nhiên hương”, nhắc đến “tỷ phú đô la” người ta nghĩ ngay đến biệt danh của Chủ tịch Vingroup Ông Phạm Nhật Vượng, nói đến “Bầu Đức” người ta nghĩ ngay đến Đoàn Nguyên Đức – Ông chủ của Hoàng Anh Gia Lai, hay “Nữ tướng REE” là nói đến bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO REE. Mỗi khi có các sự kiện liên quan đến những cái tên này cùng với thương hiệu DN của họ thì không cần tiền trăm, tiền tỷ vẫn xuất hiện tràn ngập trên các mặt báo và luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt. “Hương thơm” này có lẽ không ai là không muốn, nhất là với những người làm kinh doanh. Nhưng trên thực tế không phải cứ muốn là được.
Chương trình “Thương hiệu DN hay thương hiệu cá nhân” là một trong hai chủ đề lên sóng chương trình Chìa Khóa Thành Công – CEO tháng 6 đã làm rõ hơn vấn đề này.
Chương trình nói về câu chuyện của vị CEO của một DN hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đào tạo. Để thúc đẩy hoạt động của Cty, phát triển thị trường một cách hiệu quả và không tốn kém chi phí, CEO của Cty này đã dành nhiều thời gian và chi phí để xây dựng thương hiệu cá nhân của mình. Tuy nhiên, cách làm này của vị CEO đã bị các cổ đông trong Cty phản đối vì họ cho rằng “CEO đã tận dụng chi phí của chung để lo đánh bóng tên tuổi cá nhân, mưu tính lợi riêng”.
Ý kiến này của các cổ đông đã khiến CEO rất bức xúc vì việc làm thương hiệu cá nhân đã giúp cho hợp đồng đào tạo của Cty tăng 20%, hợp đồng tư vấn 15% trong khi đó chi phí truyền thông lại giảm xuống. Mặc dù chứng minh bằng những con số rất cụ thể như vậy, nhưng các cổ đông vẫn cho rằng đây chỉ là những con số ngắn hạn, Cty cần phải đầu tư và phát triển một cách dài hạn và bền vững vì vậy cần phải đầu tư tập trung vào thương hiệu DN. Cổ đông 1 cho rằng “Nếu đầu tư cho thương hiệu của CEO thì sau này có rủi ro từ cá nhân CEO thì Cty sẽ phải gánh chịu”. Cổ đông 2 cho rằng “Trong trường hợp, 2 – 3 năm sau CEO rời khỏi Cty thì sẽ thế nào? Tiền các cổ đông sẽ bay theo CEO hay sao?”. Cuộc tranh luận giữa CEO và các cổ đông lên đến cao trào khi một vị cổ đông nói rằng “Bây giờ chúng ta bỏ tiền ra bằng nhau, là chúng tôi tin tưởng anh, tôi giao cho anh công việc này, anh muốn làm gì thì làm à?”. Rất bức xúc, CEO đáp trả “Giả sử tôi không làm được nữa, không đạt được đồng thuận thì tôi không làm nữa. Anh lên làm thay tôi đi”.
Cộng đồng mạng xã hội chia sẻ
Trên chương trình như vậy, cộng đồng trên mạng xã hội của chương trình cũng nóng không kém. Vào facebook của chương trình, hàng trăm ý kiến được đưa ra và bàn luận sôi nổi về chủ đề này. Rất nhiều ý kiến đồng thuận với CEO như bạn Truong Ky Phong cho rằng: Với quy mô SME làm thương hiệu cá nhân sẽ nhanh đạt hiệu quả hơn. Hay Bạn Pham Duc Hung về chiến lược mình đồng ý với CEO, trong kinh doanh tư vấn – đào tạo vấn đề thương hiệu cá nhân vẫn dễ hơn là thương hiệu DN đối với các sản phẩm hữu hình. Nhưng ngược lại, các ý kiến đồng thuận với các cổ đông cũng không hề ít. Bạn Hân Nhiên Quyên cho rằng “Một Cty mới thành lập được 1 năm nếu chiến lược đấy lâu dài thì xây dựng thương hiệu DN trước nếu xây dựng thương hiệu cá nhân 1 vài năm CEO rời khỏi DN => chiến lược coi như hỏng”.
DĐDN

Address

195 Phan Văn Hân, Phường 17
Quận Bình Thạnh, TP HCM