In offset là hình thức in ấn công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
KỸ THUẬT IN OFFSET – IN OFFSET LÀ GÌ?
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHỆ IN OFFSET
- Phần tử in và không in hầu như cùng nằm trên một mặt phẳng.
- Do tính chất hóa lý phần tử in bắt mực đẩy nước và phần tử không in bắt nước đẩy mực.
- Trước tiên chà ẩm và chà mực lên khuôn in.
- Mực được truyền từ khuôn in lên bề mặt tấm cao su.
- Kết thúc mực truyền từ bề mặt cao su sang bề mặt giấy in.
- Trục ống mang khuôn (gọi là trục ống bản)
- Trục ống mang tấm cao su ( còn gọi là ống offset)
- Trục ống in, hệ thống lô truyền ẩm và hệ thống lô truyền mực.
In offset là phương pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là trên khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau (khi nhìn lên bề mặt tấm bản in ta chỉ thấy nó… phẳng lì như tờ giấy, chả thấy chìm nổi gì hết). Vậy thì làm sao mà in được??? Yeah, bí mật là ở đây, người ta ứng dụng sự đẩy nhau giữa dầu và nước. Khuôn in làm từ một tấm nhôm mỏng (khoảng 0.25mm), trên khuôn in, phần trắng (không in) có bề mặt là nhôm, còn phần tử in (hình ản, chữ viết) được cấu tạo từ một lọai nhựa đặc biệt gọi là nhựa diazô. Lớp nhựa này có tính chất hút dầu, đẩy nước, và mực in offset là lọai mực (có gốc) dầu.Trong quá trình in, trước tiên bề mặt khuôn in đuợc chà một lớp nước mỏng, lớp nước này sẽ dính ướt vào vùng không in (chính là lớp nhôm đó). Sau đó khuôn in mới được chà mực. Vì mực có gốc dầu nên nó không thể dính vào phần trắng trên khuôn in (đang dính nước) được, mà chỉ bắt dính lên phần tử in là nhựa diazo ưa dầu mà thôi. Chính vì vậy dù khuôn in phẳng lì nhưng khi chà mực, mực nó không chà… tùm lum lên bề mặt khuôn mà chỉ truyền đúng vào phần tử in tạo thành hình ảnh, chữ viết trên bề mặt khuôn in mà thôi. Và sau đó, khi ép in lên bề mặt vật liệu in sẽ cho ra hình ảnh cần in.
Hình minh họa một tấm bản in offset sau khi phơi bản, đang chạy ra khỏi máy hiện. Phần hình màu xanh bã đậu trên tấm bản in chính là màu của lớp nhựa diazô